Thuốc tránh thai khẩn cấp không còn xa lạ với những bạn gái lỡ
quan hệ mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Tuy tiện dụng và đem
lại hiệu quả cao là thế, liệu uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại
không? Hay tác dụng của thuốc tránh khẩn cấp mà bạn gái cần biết là
gì? Cùng Kotex GirlSpace và chuyên
gia Bùi Thị Thu Hà tìm hiểu về tác hại của thuốc tránh thai
khẩn cấp và những lưu ý khi sử dụng trong bài viết dưới đây
nhé!
Tham khảo: Có nên phá thai bằng thuốc?
Quy trình phá thai bằng thuốc
Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp
Hiện nay, tránh thai khẩn cấp dùng progestogen đơn thuần liều
cao và tránh thai khẩn cấp dùng chất điều hoà chọnlọc thụ thể của
progesterone là hai nhóm tránh thai khẩn cấp phổ biến nhất, do tính
hiệu quả ở mức có thể chấp nhận được, và do có ít tác dụng ngoại ý.
Chúng được gọi chung là các viên thuốc tránh thai khẩn cấp
(Emergency Contraceptive Pills - ECPs).
- Tránh
thai khẩn cấp bằng levonorgestrel (LNG) đơn thuần liều cao: là một
biện pháp hiệu quả và thông dụng. Có 2 cách dùng LNG cho tránh
thai khẩn cấp:
- 2 liều, cách nhau đúng 12 giờ, càng sớm càng tốt sau giao hợp
có nguy cơ có thai, muộn nhất là 72 giờ, mỗi liều 1 viên chứa 75 μg
LNG (Postinor 2®)
- 1 liều duy nhất, càng sớm càng tốt sau giao hợp có nguy cơ có
thai, muộn nhất là 72 giờ, gồm duy nhất 1 viên chứa 150 μg LNG
(Postinor®)
- Tránh
thai khẩn cấp dùng SPRM (Selective Progesterone Receptor
Modulator). Cách dùng: dùng liều duy nhất, càng sớm càng tốt sau
giao hợp có nguy cơ có thai, muộn nhất là 120 giờ.
Tham khảo: Tác dụng phụ của thuốc tránh
thai hàng ngày
Cơ chế các phương pháp tránh thai khẩn cấp
Ngăn chặn phóng noãn: tác động này có được nhờ vào đặc tính
kháng hạ đồi của progestogen. Cả LNG và SPRM đều tác động trên hạ
đồi, qua đó ngăn cản không cho tuyến yên phóng thích đỉnh LH. Do
đó, thuốc tránh thai khẩn cấp bằng levonorgestrel chỉ có hiệu quả
nếu được uống trước khi có hiện tượng thụ tinh xảy ra.
Di dời cửa sổ làm tổ ra phía trước, làm cho cửa sổ làm tổ mở ra
và đóng lại sớm hơn bình thường
SPRM gắn trên thụ thể trong nhân của progesterone, làm cho thụ
thể progesterone ở nội mạc tử cung bị bão hòa mà không có tác dụng
progestogenic. Nội mạc tử cung sẽ không nhận được progesterone
thật, vì thế không thể phân tiết, dẫn đến việc phôi không thể làm
tổ. SPRM còn có tác động không qua gene trên thụ thể progesterone ở
hạ đồi yên, gây ức chế LH và gây ly giải sớm hoàng thể, tạo ra sự
thiếu hụt sớm của progesterone.
Tham khảo: Quan hệ khi có kinh nguyệt có
thai không?
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp
- Trên hệ
tiêu hóa:
- Buồn nôn và nôn. Nếu bị nôn ngay sau khi uống thuốc thì chị em
cần uống liều khác để thay thế. Còn nếu bị nôn sau 2 giờ uống thuốc
thì không cần uống bổ sung liều khác.
- Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy
- Trên hệ
thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, loạn thị...
- Tuyến
vú: căng ngực, đau ngực do tác dụng giữ nước. Khi thuốc hết
tác dụng thì hiện tượng đau, căng ngực sẽ tự động biến mất.
- Rối
loạn kinh nguyệt:
- 50% nữ giới uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra
máu âm đạo ngoài kỳ kinh nguyệt vì viên uống này có chứa
progestin. Thường ra máu xuất hiện sau dùng thuốc tránh thai
khẩn cấp được 2 - 3 ngày, lượng máu có thể ra ít hoặc nhiều, diễn
ra trong 1 - 2 ngày hoặc kéo dài cả tuần, tùy theo thể trạng của
từng người. Trong trường hợp này, các chị em không cần quá lo
lắng vì đây có thể chỉ là tác dụng phụ tạm thời của thuốc. Sau khi
kỳ kinh có lại, chu kỳ kinh sẽ trở về bình thường
- Nếu tình trạng ra máu kéo dài, máu ra nhiều kèm theo các triệu
chứng bất thường khác như đau bụng dưới dữ dội, chóng mặt…thì có
khả năng có thai + sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Đây là
trường hợp khá nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. Vì vậy,
bạn nên đến phòng khám, bệnh viện để được làm các xét nghiệm, siêu
âm cần thiết, tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng có
thể xảy ra.
- Tác dụng
phụ khác: thay đổi về lượng khí hư, thay đổi tâm trạng
hoặc dẫn tới lãnh cảm, giảm ham muốn tình dục, dị ứng với bất kì
thành phần nào của thuốc mifepristone…
Tham khảo: Quan hệ ngày rụng trứng có
thai không? Trứng rụng bao lâu thì quan hệ?
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không?
Tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp khi lạm dụng:
- Rối loạn
chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết
- Hiệu quả
của thuốc giảm mạnh khi dùng nhiều lần
- Ảnh
hưởng khả năng có con về sau do:
- Hạn chế sự phát triển và rụng trứng, ảnh hưởng sức khỏe sinh
sản và khả năng có thai về sau, vì buồng trứng cần thời gian để
hồi phục sau khi ngưng thuốc
- Gây teo niêm mạc tử cung, trứng không làm tổ được dẫn đến vô
sinh thứ phát
- Thuốc gây độc trên các
cơ quan, tăng khả năng mắc các bệnh về gan, thận, tim mạch, ung thư
vú, ung thư cơ quan sinh sản nếu duy trì thói quen dùng thuốc lâu
dài
- Giảm ham muốn tình
dục
- Đau đầu do mất cân bằng
nội tiết
Đối tượng dùng thuốc tránh thai khẩn cấp
- Khi mới quan hệ tình dục nhưng
không kịp sử dụng các biện pháp tránh thai khác
- Khi đang sử dụng thuốc uống ngừa
thai mà quên uống từ 2 ngày trở lên.
- Khi đang sử dụng thuốc tiêm
tránh thai mà thời gian tiêm bị chậm so với kỳ quy định.
- Khi bị cưỡng bức quan hệ tình
dục
Những trường hợp tránh sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp:
Các bạn nữ cóbệnh lý gan mật đang diễn tiến, có tiền sử bệnh lý
tim mạch hoặc bệnh lý đau nửa đầu migraine không nên sử dụng thuốc
tránh thai khẩn cấp do những tác hại nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức
khỏe. Trong trường hợp quan hệ tỉnh dục ngoài ý muốn và có nhu cầu
tránh thai khẩn cấp, các bạn cần phải đi thăm khám để được bác sĩ
tư vấn và chỉ định loại thuốc phù hợp.
Lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
- Hiệu quả
của tránh thai khẩn cấp lệ thuộc rất nhiều vào thời điểm dùng.
- Nếu được
dùng sớm trong 24 giờ đầu sau giao hợp có nguy cơ, khả năng bảo vệ
khỏi thai kỳ ngoài ý muốn của tránh thai khẩn cấp có thể đạt đến
90%.
- Khả năng
bảo vệ nói chung khi dùng trong vòng 72 giờ khoảng 85%. Dùng tránh
thai khẩn cấp càng muộn thì khả năng bảo vệ càng thấp dần.
- Dù đã
uống thuốc tránh thai khẩn cấp nhưng khi trễ kinh, ra huyết bạn
vẫn nên kiểm tra lại bằng que thử thai chứ không nên chủ quan.
- Không
uống thuốc tránh thai khẩn cấp quá 2 lần một tháng.
- Một số
loại thuốc có thể tương tác với thuốc mifepristone bao gồm: thuốc
trị nấm (ketoconazole), kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc
chống virus để điều trị HIV/AIDS hoặc viêm gan C, thuốc chống đông
máu warfarin, steroid (dexamethasone, prednisone,
methylprednisolone).
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác tại Kotex GirlSpace hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để nhận tư vấn thêm về
chủ đề mình quan tâm.