Vòng tránh thai là một trong
những biện pháp ngừa thai có độ hiệu quả lên tới 98% và được nhiều
bạn gái ưu tiên lựa chọn. Vậy phương pháp ngừa thai này là gì? Nó
hoạt động ra sao và có để lại những tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe
của bạn không? Cùng Kotex GirlSpace tìm hiểu trong bài viết sau
nhé!
Tham khảo: Chuyện ấy bên ngoài, liệu có
sao không?
Vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai là một trong
những phương pháp tránh thai được dùng rộng rãi ở những nước đang
phát triển vì thực hiện đơn giản, chi phí thấp, hiệu quả khá
cao.
Vòng tránh thai là một dụng cụ
nhỏ, thường có hình chữ T được đặt trong tử cung. Nguyên tắc hoạt
động của vòng tránh thai là ngăn không cho tinh trùng đi vào tử
cung để gặp trứng, bằng cách làm thay đổi môi trường của nội mạc tử
cung, ngăn việc trứng làm tổ ở đây.
Các loại vòng tránh thai được
chia làm 2 loại: vòng tránh thai chữ có chứa đồng và vòng tránh
thai nội tiết (hormone). Vòng tránh thai thường được làm bằng chất
liệu nhựa dẻo kèm với đồng hoặc không kèm với đồng, có tác dụng
ngăn không cho trứng gặp tinh trùng và trứng làm tổ ở tử cung của
phụ nữ. Vòng tránh thai tương đối bền, dễ sử dụng và không tốn kém
lại không ảnh hưởng tới "quan hệ" của các cặp đôi.
Tham khảo: Hiểu lầm ngốc xít khiến XX
tin chắc mình có thai
Các loại vòng tránh thai
Hiện nay, trên thị trường có 5
nhãn hiệu vòng tránh thai phổ biến: ParaGard, Mirena, Kyleena,
Liletta và Skyla. Đây là những loại được FDA chấp thuận sử dụng tại
Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Trong đó, ParaGard là vòng tránh thai
bằng đồng, còn các loại vòng tránh thai còn lại là vòng tránh thai
nội tiết (hormone).
Tham khảo: Làm gì khi có thai ngoài ý
muốn?
Vòng tránh thai bằng đồng
Vòng tránh thai bằng đồng
(ParaGard) là loại vòng tránh thai bằng nhựa và được phủ dây đồng.
Một khi đã đặt vòng, tác dụng có thể kéo dài tới 10 năm. Vòng tránh
thai bằng đồng này có thể được dùng như một dạng tránh thai khẩn
cấp sau khi bạn quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ. Nếu
đặt ParaGard trong vòng 5 ngày sau khi quan hệ tình dục không có
biện pháp bảo vệ hoặc có sử dụng biện pháp bảo vệ nhưng không thành
công thì tác dụng tránh thai gần như 100%.
Sử dụng vòng tránh thai
bằng đồng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
chu kỳ kinh nguyệt
nặng hơn hoặc đau bụng kinh nhiều hơn. Tuy nhiên, sau vài tháng đặt
vòng ParaGard, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ nhẹ hơn một
chút.
Ngoài ra, vòng tránh thai bằng
đồng còn có thể đem lại một số tác dụng phụ như:
Vòng tránh thai nội tiết (hormone)
Khi đặt các loại vòng tránh thai nội tiết (hormone), một lượng
nhỏ hormone progestine sẽ được giải phóng một cách từ từ trong tử
cung. Vòng tránh thai nội tiết (hormone) có thể được sử dụng để
ngăn chặn sự
rụng trứng hoặc
ngăn chặn sự giải phóng trứng từ buồng trứng. Hormone progestine
này cũng làm lớp dịch cổ tử cung dầy lên để ngăn chặn tinh trùng
bơi đến gặp trứng, đồng thời làm mỏng lớp niêm mạc tử cung để ngăn
chặn trứng đã thụ tinh làm tổ.

Ngoài việc tránh thai, các loại
vòng tránh thai nội tiết (hormone) cũng có tác dụng làm chu kỳ kinh
nguyệt của bạn diễn ra nhẹ nhàng hơn và giảm đau bụng khi đến kỳ.
Tuy nhiên, 2 nhãn hiệu Mirena và Liletta có thể khiến chu kỳ kinh
nguyệt của bạn biến mất hoàn toàn. Trong vòng 3-6 tháng đầu
tiên sau khi đặt vòng, bạn sẽ khó có thể dự đoán được khi nào thì
mình sẽ đến kỳ.
So với vòng tránh thai bằng đồng
(ParaGard), các loại vòng tránh thai nội tiết của Skyla và Liletta
chỉ phát huy tác dụng trong vòng 3 năm. Vòng tránh thai nội tiết
của Mirena và Kyleena có thể có tác dụng tránh thai lâu hơn, trong
vòng 5 năm.
Với cơ chế tương tự viên uống
tránh thai, các loại vòng tránh thai nội tiết (hormone) có thể gây
ra những tác dụng phụ như:
Tác dụng phụ của vòng tránh thai với sức khỏe và chu kỳ kinh
nguyệt phụ nữ
Chu kỳ kinh nguyệt
Ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
là một trong những tác dụng phụ đầu tiên phải kể đến khi đặt các
loại vòng tránh thai. Những triệu chứng có thể xảy ra như: lượng
kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo
quy luật, cá biệt có trường hợp kinh nguyệt ngắn,... Có khoảng 20%
các bạn gái phải đối mặt với các hiện tượng này, dẫn đến việc phải
chấm dứt sử dụng vòng tránh thai.
Tuy nhiên, những tác dụng phụ
thường chỉ xuất hiện trong 6 tháng đầu tiên đặt vòng và từ từ biến
mất. Trong trường hợp các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt sau khi
đặt vòng kéo dài hơn 6 tháng, các bạn gái cần ngừng ngay việc sử
dụng công cụ tránh thai này và thay thế bằng một biện pháp tránh
thai khác.
Tham khảo: Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp
120h Và Những Điều Cần Biết
Đau bụng dưới
Khi đặt các loại vòng tránh thai,
bạn sẽ có những dấu hiệu đau âm ỉ ở bụng dưới do phản ứng khi đưa
một vật thể lạ vào cơ thể. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau khi
được bác sĩ kê thêm thuốc giảm đau, chống co thắt.
Ra huyết âm đạo kéo dài
Thông thường, sau đặt vòng tránh
thai 5 - 7 ngày thì sẽ không còn hiện tượng ra huyết âm đạo. Tuy
nhiên, vẫn có một số trường hợp các bạn gái ra huyết âm đạo kéo dài
hơn 7 ngày. Trường hợp này cần liên hệ bác sĩ để siêu âm xem vòng
đã được đặt đúng vị trí chưa và tham vấn các loại thuốc cầm máu
hoặc thuốc tránh thai để kết hợp khi chưa được như ý muốn.
Sau 2 tuần đặt vòng, nếu huyết
vẫn ra nhiều thì nên tháo vòng và áp dụng biện pháp tránh thai an
toàn khác.
Viêm nhiễm đường sinh dục
Sau khi đặt các loại vòng tránh
thai, nếu nhận thấy có một số biểu hiện lạ như đau vùng hạ vị, sốt
và ra huyết âm đạo hôi thì bạn cần dùng thuốc kháng sinh liều cao
để phòng ngừa viêm nhiễm đường sinh dục, đồng thời liên hệ bác sĩ
để được tháo vòng ra.
Một số biến chứng nguy hiểm khác
Ngoài ra, khi đặt các loại vòng
tránh thai, các bạn gái còn có thể đối mặt với một số biến chứng
nguy hiểm như viêm nhiễm bộ phận sinh dục, thủng cổ tử cung, tránh
thai sai lệch vị trí, vòng chui sang ổ bụng,… Dấu hiệu dễ dàng nhận
biết nhất của các biến chứng này là sốt cao trên 38 độ, đau bụng dữ
dội hoặc khí hư ra nhiều, có màu xanh, vàng và mùi bất
thường.
Khi nhận thấy sự xuất hiện của
một trong các dấu hiệu trên, các bạn gái nên đến gặp bác sĩ chuyên
khoa để được kiểm tra lại vị trí của vòng và khám lại xem cơ thể có
phù hợp với vòng tránh thai này hay không. Lúc đó bác sĩ sẽ quyết
định xem bạn có nên tiếp tục sử dụng biện pháp tránh thai này hay
chuyển sang dùng phương pháp tránh thai khác.
Các bạn gái cần phát hiện và điều
trị sớm khi có các biến chứng này, nếu không dễ dàng ảnh hưởng xấu
đến cơ quan sinh dục, thậm chí dẫn tới vô sinh về sau. Với biến
chứng thủng tử cung, bạn sẽ bị ra máu và đau bụng dữ dội, nếu không
được cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Một số lưu ý để đặt vòng tránh thai an toàn
Để đặt các loại vòng tránh thai
an toàn, tránh được những biến chứng không hay, bạn cần chú ý những
vấn đề sau:
- Đảm bảo vệ sinh vùng kín luôn sạch sẽ và tuân theo hướng dẫn
của bác sĩ.
- Chỉ nên đặt vòng sau khi sạch kinh 2 - 3 ngày, tốt nhất là đặt
vào thời điểm tử cung mở rộng nhất vào giữa chu kỳ kinh.
- Sau khi thực hiện đặt vòng, cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh hoạt
động hoặc vận động mạnh trong tuần đầu tiên.
- Cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất trong khoảng 10 - 14
ngày.
- Cần tái khám theo lịch của bác sĩ để theo dõi khả năng thích
ứng của cơ thể với vòng tránh thai. Trường hợp có điều bất thường
có thể xử lý kịp thời.
Đặt vòng tránh thai là phương
pháp tránh thai được nhiều bạn gái tin dùng và ưu tiên lựa chọn
thời gian gần đây. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra những
tác dụng phụ nguy hiểm ngoài mong muốn. Do đó, khi có ý định thực
hiện, bạn nên đến những cơ sở uy tín để hạn chế tối đa những tác
dụng phụ không hay.
Bài viết trên là những chia sẻ
khái quát về các loại vòng tránh thai và những điều bạn cần biết về
nó. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác tại
Kotex GirlSpace hoặc gửi câu hỏi về
Góc chuyên gia để nhận tư vấn thêm về
chủ đề mình quan tâm nhé!