Đã bao giờ "cậu nhỏ" của bạn bị "đối xử thô bạo"
chưa? Có khối anh chàng sẽ rùng mình một cái và kêu lên rằng: Đừng
nhắc lại nỗi đau!
Khi "cậu nhỏ" gặp chấn thương
"Cậu nhỏ" là chỗ yếu nhất trên cơ thể và dễ bị tổn thương
nhất. Vị trí đặc biệt của "cậu ấy" cũng là nơi dễ va chạm nhất.
"Cậu nhỏ" nằm ngoài cơ thể, không được xương và các dây chằng, các
cơ bảo vệ như các bộ phận khác. Chính vì vị trí hiểm yếu này nên tỷ
lệ gặp sự cố của "cậu nhỏ" khá cao.
Khi "cậu nhỏ" chẳng may bị "đập trúng", các chàng sẽ cảm thấy
buồn nôn trong một thời gian ngắn, thường chỉ trong vòng 1 giờ hoặc
ít hơn. Các triệu chứng khác cũng sẽ " biến mất". Muốn giảm đau
nhanh chóng, XY chỉ cần nằm nghỉ, nhẹ nhàng xoa nhẹ cậu nhỏ qua lớp
"bảo vệ", hoặc có thể chườm viên đá nhỏ Tuyệt đối không được để
"cậu nhỏ" " chào cờ" bởi sẽ đau hơn đấy. Nhưng nếu cơn đau không
chấm dứt sau 1 tiếng, XY hãy kiểm tra xem có phải "cậu nhỏ" bị sưng
tấy lên hoặc "cậu nhỏ" bị thâm tím phần đầu, XY vẫn sẽ cảm thấy
buồn nôn, hoặc nôn, thậm chí là bạn còn bị sốt nhẹ. Những biểu hiện
này là tín hiệu cảnh báo "cậu nhỏ" cần được cấp cứu.
Các dạng chấn thương nghiêm trọng
Có hai dạng chấn thương nghiêm trọng: "cậu nhỏ" bị xoắn lại hoặc
nghiêm trọng hơn là "gãy".
"Cậu nhỏ" " bị xoắn" rất hiếm khi xảy, thường gặp ở độ tuổi
12-18 tuổi. Trong trường hợp "cậu nhỏ" bị xoắn, XY hãy lập tức đến
gặp bác sỹ trong vòng 6 giờ sau khi xảy ra sự cố. Bác sỹ sẽ dùng
thủ thuật trích phần đó ra để máu lưu thông tới toàn bộ "cậu nhỏ".
Nếu XY không đến gặp bác sỹ kịp thời sẽ kéo theo nhiều biến chứng
xảy ra như là số lượng tinh binh giảm. Nếu "cậu nhỏ" không có dấu
hiệu hoạt động thì buộc lòng bác sỹ phải cắt bỏ để đảm bảo sự sống
cho bạn. Biến chứng để lại một vết thương nghiêm trọng trên "cậu
nhỏ", hoạt động cương cứng sẽ bị ảnh hưởng thậm chí là không còn
căng cứng được nữa.
Tình trạng gãy xảy ra khi "cậu nhỏ" bị một lực mạnh tác động
trực tiếp hay khi xương xốp bị vỡ (xương xốp ở đằng trước khung
xương chậu), máu không được cung cấp tới hai "củ lạc", "cậu em" bị
sưng tấy lên, gây cho bạn cảm giác buồn nôn và nôn. Để giải quyết
vấn đề này, phẫu thuật là cần thiết để sửa chữa lại phần bị
gãy.
Bảo vệ "cậu nhỏ"
Mỗi khi các XY chơi thể thao hãy đeo miếng bảo vệ mà các vận
động viên hay dùng. Miếng bảo vệ được làm từ chất liệu nhựa cứng,
hình tam giác, được thiết kế vừa vặn với vùng tam giác, tránh được
các cú va chạm mạnh. Hãy dùng miếng bảo vệ vừa với cỡ người của
mình, không nên dùng quá to hoặc quá nhỏ, như thế không phát huy
tác dụng của miếng bảo vệ.
Nếu là người năng động, luôn luôn vận động chân tay, XY nên
thường xuyên nhờ bác sỹ kiểm tra thể lực. Nếu "cậu nhỏ" bị đau, hãy
mạnh dạn chia sẻ với bác sỹ.