Luyện tập: Đi dạo/chạy, Đi ra ngoài hoặc chơi thể
thao
Nhiều nghiên cứu cho thấy luyện tập là cách tốt nhất cải thiện
tính cách của bạn và làm giảm cảm giác tiêu cực.
Nghe nhạc (bằng tai nghe)

Âm nhạc cũng có khả năng làm thay đổi tâm trạng nhanh
chóng. Và nếu bạn vừa khiêu vừa tập luyện thì cũng đều mang lại kết
quả.
Viết ra ý nghĩ và cảm xúc của bạn
Bạn có thể viết bằng nhiều cách, ví dụ, viết báo, thơ hay lời
nhạc. Sau khi viêt ra bạn có thể giữ lại hay vứt nó đi - không quan
trọng. Điều quan trọng là viết ra suy nghĩ và cảm xúc có thể giúp
cải thiện cảm xúc của bạn.
Khi bạn chú ý, gọi tên và diễn tả cảm xúc cũng đồng nghĩa với
những cảm xúc đó lộ ra từng phần nhỏ hơn, và không có cơ hội âm
thầm phát triển
Thiền hoặc hít thở sâu phát huy tác dụng tốt nếu làm đều
đặn
Nó bao gồm kỹ thuật điều khiển sự căng thẳng có thể giúp bạn
kiểm soát bản thân khi bạn bưc bội. Nếu tập thường xuyên, bạn sẽ
thấy rằng cơn giận càng ít có khả năng hình thành.
Nói về cảm giác của bạn với ai đó mà bạn tin tưởng. Đa phần
chúng là những cảm xúc khác nhau, chẳng hạn như sợ hãi hoặc buồn
chán, những cảm xúc hưa phải là giận dữ. Kể về chúng có thể giúp
bạn.

Tự làm bạn quên đi. Nếu bạn thấy đứng ngồi không yên và không
thể không nghĩ đến, thì xem tivi, đọc sách, hoặc đi xem phim có thể
giúp đầu óc bạn thoát ra khỏi những suy nghĩ quẩn quanh.
Khi nào cần yêu cầu giúp đỡ ?
Đôi khi sự giận dữ là 1 dấu hiệu nó đến nhiều hơn. Những người
thường gặp rắc rối vì giận dữ, ẩu đả hay khẩu chiến, bị trừng phạt,
hay có hoàn cảnh sống phức tạp khiến họ thường xuyên nổi cáu, có
thể cần sự giúp đỡ đặc biệt để kiểm soát cơn giận.
Kể với cha mẹ, thầy cô giáo, hay người nào đó mà bạn tin tưởng
nếu một trong số những điều sau đây xảy ra:
• Cảm giác cuối cùng mà bạn có là
cơn giận bao trùm mọi thứ, cả những việc xảy ra trong quá khứ và
những điều đang tiếp diễn
• Bạn thấy cáu khỉnh, gắt gỏng, hoặc
trong trạng thái tinh thần tồi tệ hơn bình thường.
• Bạn cảm thấy giận dữ cao
độ và nổi khùng với chính mình.
• Bạn thấy bực bội trong nhiều ngày
và muốn làm đau chính mình hoặc ai đó.
• Bạn thường đánh nhau hoặc
cãi nhau.
Những điều này có thể là dấu hiệu của chứng trầm cảm hay một
bệnh tâm lý nào đó - và bạn không nên tự xoay xở một mình. Hãy thăm
khám ngay các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn tâm lý
kịp thời bạn nhé!
Tìm hiểu các cách giải tỏa stress
khác.