Hiện nay, một trong những bệnh lý phụ khoa được các chị em quan
tâm nhiều chính là bệnh khối u tại tuyến vú. Những dấu hiệu của các
khối u vú như thế nào là lành tính, khi nào cảnh báo nguy cơ ung
thư vú là mối quan tâm lo lắng khiến các bạn nữ đi khám phụ khoa.
Cùng bác sĩ Phạm Tú Linh tìm
hiểu chi tiết những vấn đề cần biết về u vú trong bài viết dưới đây
của Kotex GirlSpace bạn gái nhé!
Tham khảo: Vì sao bị ngứa đầu ti? Cách
chữa ngứa đầu nhũ hoa
U vú là gì?
U vú là các khối u tại tuyến vú, được sờ thấy hoặc vô tình được
phát hiện khi thăm khám phụ khoa bằng các hình ảnh chẩn đoán.
Các khối u vú đa phần là lành tính, như bướu sợi tuyến vú, bướu
diệp thể, bướu nhú trong ống dẫn sữa, nang vú, u mỡ, bệnh vú
thay đổi sợi bọc,… Tuy nhiên, đổi với phụ nữ có các yếu tố nguy cơ
về bệnh lý ung thư vú thì các khối u tại vú không phải lúc nào cũng
an toàn. Ung thư vú hiện là ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ, vì
vậy bất cứ khối u vú nào cũng cần được đánh giá tính chất và theo
dõi định kỳ hằng năm.
Tham khảo: Bệnh sùi mào gà ở nữ: nguyên
nhân, triệu chứng và cách chữa
Cách nhận biết các triệu chứng u vú
Về thành phần cấu tạo, tuyến vú gồm có mô tuyến vú và mô mỡ - mô
liên kết. Tỉ lệ mô tuyến - mô liên kết thay đổi theo tình trạng
hoạt động nội tiết và thể trạng riêng của mỗi người. Các khối u tại
vú nếu nằm ở vùng nông, mô vú mỏng có thể dễ dàng sờ nắn thấy. Tuy
nhiên cũng có những khối u vú kích thước nhỏ khó sờ nắn thấy hoặc
nằm ở lớp sâu, mô vú dày khó phát hiện trên thăm khám. Vì vậy, có
một số dấu hiệu và phương tiện hình ảnh được sử dụng để đánh giá
các khối u vú.
Tham khảo: Những điều cần biết về vi
khuẩn HPV, vắc xin HPV và xét nghiệm HPV
Các dấu hiệu nhận biết u vú:
- Hai vú không cân xứng, có dấu hiệu co kéo hoặc nhô cao hơn ở
một bên, có thể co kéo rõ hơn khi giơ tay lên hoặc chống hai tay
vào hông.
- Da vú ửng đỏ, núm vú co kéo, chảy dịch.
- Đau vú.
Khám vú tại các cơ sở chuyên khoa, các bác sĩ sẽ thăm khám vú ở
nhiều tư thế để xác định các tính chất của khối u tại vú như vị trí
u, số lượng u, kích thước giới hạn của u, mật độ, độ di động, những
dấu hiệu nghi ngờ ác tính như khám hạch và các cơ quan khác.
Tham khảo: Cách sử dụng viên đặt phụ
khoa đúng và an toàn
Khảo sát hình ảnh cho khối u tại vú gồm có nhũ ảnh, siêu âm vú
và chụp cộng hưởng từ.
- Trong các khảo sát hình ảnh được dùng cho tuyến vú, nhũ ảnh có
vai trò nổi bật nhất, được áp dụng thường quy cho mọi phụ nữ trên
45 tuổi, ở mọi mức nguy cơ.
- Siêu âm tuyến vú là hình ảnh khảo sát hỗ trợ cho chẩn đoán.
Siêu âm tuyến vú thường được sử dụng kết hợp với nhũ ảnh để thực
hiện chẩn đoán khi kết quả nhũ ảnh không xác định, hoặc để hướng
dẫn sinh thiết khối u vú. Siêu âm không có vai trò trong tầm soát
ung thư vú, chỉ sử dụng siêu âm vú như một biện pháp khám sơ cấp
cho phụ nữ độ tuổi 30.
- Cộng hưởng từ là phương pháp khảo sát hình ảnh được dùng cho
các đối tượng có nguy cơ cao.
Tham khảo:
Đau bụng dưới bên trái ở nữ
cảnh báo căn bệnh nguy hiểm gì?
Cách kiểm tra vú
Tự khám vú là một thói quen tốt cần được duy trì thường xuyên.
Việc tự khám vú giúp các bạn nữ kiểm soát được tình trạng sức khoẻ,
phát hiện sớm những khối u vú để đi khám phụ khoa, hoặc theo dõi
một số tính chất của khối u vú đã có.
Hiệp Hội Ung thư Hoa kỳ khuyến cáo mọi phụ nữ ≥ 20 tuổi nên thực
hiện tự khám vú. Tự khám vú thường xuyên giúp người phụ nữ quen
thuộc với tình trạng vú của mình và kịp thời cảnh báo cho nhân viên
y tế khi có những cảm nhận không bình thường ở vú. Khoảng 50% số ca
ung thư vú được phát hiện qua tự khám vú.
Tự khám vú được thực hiện ít nhất là một lần mỗi tháng. Thời
điểm khám vú tốt nhất là ngày thứ 8 của chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này
mô vú ít bị ảnh hưởng bởi estrogen, kích thước vú là nhỏ nhất, mật
độ vú không dày nên dễ phân biệt.
Tham khảo: Đau bụng dưới rốn ở nữ là
bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Tự khám vú thực hiện bằng cách nhìn bằng mắt và sờ nắn nhẹ nhàng
bằng các đầu ngón tay:
- Tự quan sát:
- Tốt nhất là đứng trước gương, ở nhiều tư thế: hai tay để sau
gáy, hai tay chống trên hông, hai tay buông xuôi theo thân
mình.
- Quan sát hình dạng vú hai bên, kích thước, sự cân đối của từng
bên vú và sự đối xứng của hai vú, hình dạng và kích thước của quầng
vú và núm vú, những thay đổi trên da vú (ửng đỏ, co kéo, loét, thụt
núm vú,...)
- Tự sờ nắn:
- Thực hiện lúc tắm, khi nằm thư giãn. Dùng một gối mềm kê dưới
vai bên vú được khám để nâng vú vào phía trong, giúp cho việc tìm
các khối u bờ ngoài vú dễ dàng hơn.
- Khám nhẹ nhàng bằng 3 ngón giữa của hai bàn tay, khám bằng động
tác day tròn theo chiều kim đồng hồ, hình nan hoa, theo chiều dọc
để tìm các khối u vú. Lần lượt khám ở từng ¼ vú, vùng quầng
vú, núm vú, hạch đòn và hạch ở nách.
- Khi sờ nắn nửa trong của vú, nên giơ cao cánh tay phía bên vú
đang khám qua khỏi đầu. Ngược lại, khi khám nửa ngoài của vú, nên
để cánh tay xuôi theo thân người sẽ khám được dễ dàng hơn.
Tham khảo:
Cách trị huyết trắng tại nhà
- Khi nào cần gặp bác sĩ?
U vú khi nào nguy hiểm?

Một số phụ nữ có các yếu tố sau sẽ tăng tỉ lệ nguy cơ bị bệnh
ung thư vú so với các phụ nữ không có yếu tố nguy cơ. Các yếu tố
nguy cơ có các yếu tố di truyền và môi trường như:
- Đã bị ung thư ở vú bên kia.
- Có tiền sử ung thư
- Có kinh lần đầu sớm, mãn kinh trễ.
- Không sinh đẻ hoặc sinh con muộn sau 35 tuổi.
- Không cho con bú sữa mẹ.
- Có tổn thương lành tính ở tuyến vú.
- Tuổi từ 30 trở lên.
- Béo phì, hút thuốc lá, uống rượu, thường xuyên bị stress.
- Sử dụng nội tiết tố thay thế kéo dài.
- Gia đình có người bị ung thư vú, nhất là mẹ, chị em gái.
- Đột biến gen BRCA1 và BRCA2.
Tham khảo:
Cách trị rận mu gây ngứa lông
mu ở nữ giới
Khi có khối u tại tuyến vú có dấu hiệu bất thường hoặc có kèm
theo các yếu tố nguy cơ trên, thì nguy cơ bị ung thư vú tăng cao.
Khối u của vú bất thường khi:
- Khối u vú mới phát hiện, một hoặc nhiều khối u.
- Khối u vú mới xuất hiện thêm trên nền vùng mô lổn nhổn trước
đó.
- Khối u vú tăng kích thước, có giới hạn không rõ, đôi khi khó
xác định thành khối mà cảm nhận là một vùng lổn nhổn, không đối
xứng ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc đã mãn kinh.
- Khối u vú có mật độ cứng chắc.
- Khối u gây co kéo vú, co kéo núm vú, dính vào thành ngực, khó
di động.
- Khối u vú gây đau, viêm đỏ, áp-xe vú không đáp ứng với điều trị
thuốc.
- Khối u vú kèm theo tiết dịch bất thường ở núm vú, hoặc kèm co
rút biến dạng núm vú, có vết lở loét ở núm vú, hoặc kèm theo có
hạch vùng nách hoặc hạch đòn.
- Các dấu hiệu toàn thân khác như mệt mỏi, chán ăn, sụt
cân...
Tham khảo:
Chảy máu âm đạo, chảy máu
vùng kín bất thường phải làm sao?
Khối u tại tuyến vú là lý do thường gặp khiến người phụ nữ lo
lắng đi khám phụ khoa. Việc tự khám vú là bước đầu quan trọng để
phát hiện sớm bệnh u vú, và vệc tiếp tục tự khám vú còn giúp cho
việc theo dõi bệnh lý. Vì vậy, ngoài việc có lịch thăm khám phụ
khoa định kỳ, các chị em phụ nữ nên duy trì việc tự khám vú như một
thói quen tốt cần thực hiện đều đặn để bảo vệ sức khoẻ bản
thân.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác tại Kotex GirlSpace hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để nhận tư vấn thêm về
chủ đề mình quan tâm.