Không phải bạn gái nào cũng biết rõ cấu tạo cơ quan sinh dục nữ
hay chức năng của hệ sinh dục nữ để chăm sóc tốt cho sức khoẻ sinh
sản của bản thân. Cùng Kotex GirlSpace và bác sĩ Bùi Thị Thu Hà tìm hiểu
trong bài viết chi tiết dưới đây bạn gái nhé!
Tham khảo: Bệnh sùi mào gà ở nữ: nguyên
nhân, triệu chứng và cách chữa
Sự hình thành cơ quan sinh dục
Trong quá trình hình thành giới tính thai nhi với điều kiện bình
thường, sự vắng mặt của nhiễm sắc thể Y sẽ dẫn đến giới tính theo
nhiễm sắc thể là nữ. Sự vắng mặt của nhiễm sắc thể Y, vắng mặt
gene SRY đồng nghĩa với việc tắt các gene kiểm soát tinh hoàn
và mở các gene kiểm soát buồng trứng. Không có tinh hoàn sẽ
không không sản xuất AMH. Do không có AMH nên các cơ quan Mullerian
tiếp tục tồn tại và phát triển, đồng thời làm cho hệ thống ống
Wolff teo đi, dẫn đến giới tính theo tuyến sinh dục là nữ, giới
tính theo cơ quan sinh dục lúc sanh là nữ.
Tham khảo: Những điều cần biết về vi
khuẩn HPV, vắc xin HPV và xét nghiệm HPV
Sự phát triển của cơ quan thuộc hệ sinh dục bao gồm:
- Các tuyến sinh dục
- Các đường sinh dục bên trong
- Các cơ quan sinh dục ngoài
Hai giai đoạn phát triển của cơ quan sinh dục
- Giai đoạn trung tính (chưa có
giới tính hay giai đoạn chưa biệt hóa): hình dáng bên ngoài và cấu
tạo bên trong toàn bộ các cơ quan không thể phân biệt được
giới tính là nam hay nữ.
- Giai đoạn có giới tính (giai
đoạn biệt hóa): toàn bộ các cơ quan sinh dục phát triển theo 1
trong 2 hướng để có thể xác định là thuộc nam hay nữ.
Tham khảo: Cách sử dụng viên đặt phụ
khoa đúng và an toàn
Sự phát triển của cơ quan sinh dục nữ
1. Buồng trứng
- Buồng trứng bắt đầu biệt hóa vào
cuối tuần thứ 8, muộn hơn sự biệt hóa của tinh hoàn.
Đường sinh dục nữ khi buồng trứng đã di chuyển vị trí.
- Sự tạo ra các dây tế bào biểu
mô: ở vùng vỏ, một đợt tăng sinh lần thứ 2 của các tế bào có nguồn
gốc trung bì trung gian, tạo ra các dây tế bào biểu mô để chứa các
tế bào sinh dục nguyên thủy đã di cư đến đó. Tại đây, các tế bào
sinh dục nguyên thủy biệt hóa thành noãn nguyên bào, tế bào đầu
dòng của dòng noãn. Những dây tế bào biểu mô chứa noãn nguyên bào
tạo thành dây sinh dục thứ phát. Dây này tách khỏi biểu mô khoang
cơ thể và đứt thành từng đoạn. Mỗi đoạn tạo ra một đám tế bào biểu
mô bao xung quanh noãn nguyên bào.
Tham khảo: Đau bụng dưới bên trái ở nữ
cảnh báo căn bệnh nguy hiểm gì?
2. Phát triển của đường
sinh dục nữ
- Dây nối niệu- sinh dục: thoái
hóa đồng thời với dây sinh dục nguyên thủy.
- Ống trung thận dọc và trung
thận: thoái hóa biến thành di tích phôi thai.
- Ống cận trung thận: phát triển,
tao ra phần lớn các đường sinh dục nữ.
Tham khảo: Đau bụng dưới rốn ở nữ là
bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
- Ðoạn trên của ống trung thận, mở vào khoang cơ thể (khoang
bụng) và phát triển thành vòi trứng.
- 2 ống cận trung thận: nằm ở 2 bên, sát nhập với nhau ở đường
giữa tạo thành một ống gọi là ống tử cung- âm đạo. Ở 2 bên ống này
tiếp với vòi trứng bằng một đoạn ngắn của sừng tử cung
- Ðoạn trên ống tử cung- âm đạo: 2 đoạn cận trung thận sát nhập
lại, tiêu đi tạo thành thân và eo tử cung.
- Ðoạn dưới của ống tử cung- âm đạo: thành biểu mô của 2 đoạn ống
cận trung thận sát nhập với nhau tạo ra một lá biểu mô gọi là lá
biểu mô âm đạo. Về sau, trong lòng biểu mô âm đạo xuất hiện lòng
ống. Ðoạn trên lá biểu mô âm đạo sẽ tạo một phần cổ tử cung, đoạn
dưới sẽ tạo ra đoạn trên của âm đạo.
Tham khảo:
Cách trị huyết trắng tại nhà
- Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Xoang niệu- sinh dục:
- Tạo đoạn dưới âm đạo: Lúc đầu ống tử cung- âm đạo tận cùng
bằng một đáy kín là thành sau của xoang niệu- sinh dục. Ðầu dưới
của nó tạo thành một khối lồi vào xoang niệu- sinh dục gọi là củ
Mullerian. Biểu mô của xoang niệu- sinh dục nằm đối diện với củ
Mullerian dày lên, tạo lá biểu mô âm đạo và xâm nhập một phần vào
củ Mullerian. Sau đó, lá biểu mô âm đạo tiêu di, tạo đoạn dưới
âm đạo. Như vậy, biểu mô âm đạo có 2 nguồn gốc:
- Phần biểu mô phát sinh củ Mullerian (đoạn trên âm đạo) có nguồn
gốc trung bì
- Phần biểu mô phát sinh từ xoang niệu- sinh dục (đoạn dưới âm
đạo) có nguồn gốc nội bì
- Màng trinh: sự tiêu hủy của lá biểu mô âm đạo tiến hành từ
trên xuống dưới và sót lại phía dưới một màng mỏng gọi là màng
trinh, ngăn cách âm đạo với đoạn chậu của xoang niệu- sinh dục. Về
sau, màng trinh có lỗ thủng và đoạn chậu của xoang niệu- sinh dục
nằm dưới màng trinh sẽ tạo ra tiền đình âm hộ.
- Những cơ quan sinh dục ngoài
- Âm vật: củ sinh dục ở nữ kém phát triển, tạo ra âm vật.
- Các nếp sinh dục nữ không sát nhập với nhau, tạo ra môi nhỏ bao
quanh tiền đình âm hộ.
- Các gờ sinh dục tạo ra môi lớn.
3. Sự di cư của buồng
trứng, vòi trứng và sự tạo thành các dây chằng nâng đỡ
- Ở giai đoạn trung tính, mầm
tuyến sinh dục và trung thận tạo thành một khối lồi vào khoang cơ
thể gọi là mào niệu- sinh dục.
- Trong giai đoạn phát triển tiếp
theo, buồng trứng, vòi trứng và tử cung kéo căng màng bụng do khối
lượng của chúng tăng lên. Màng bụng sẽ tạo ra các dây chằng giữ các
cơ quan này và làm cho chúng thay đổi vị trí tại chỗ.
- Dây chằng hoành sẽ tạo ra dây
chằng buồng trứng, dây chằng bẹn sẽ tạo ra dây chằng tử cung- buồng
trứng và dây chằng tròn tử cung.
Tham khảo: Cách trị rận mu gây ngứa lông
mu ở nữ giới
Các dị tật đường sinh dục nữ
- Dị tật của buồng trứng: buồng
trứng lạc chỗ, thiếu buồng trứng, thừa buồng trứng, dính buồng
trứng.
- Dị tật của vòi trứng: thiếu hoặc
tịt vòi trứng, do ống cận trung thận không phát triển (thiếu vòi)
hoặc chỉ phát triển một phần (tịt vòi), nếu dị tật xảy ra ở 2 bên
sẽ dẫn đến vô sinh.
- Dị tật của tử cung:
- Tử cung nhi hoá: tử cung không phát triển hoàn toàn, teo tử
cung kèm theo âm đạo không phát triển. Nguyên nhân do phát triển
của ống cận trung thận đột ngột bị dừng lại trong tháng thứ 2
của quá trình phát triển phôi.
- Tử cung đôi, âm đạo có vách ngăn: do đoạn dưới của ống cận
trung thận không sát nhập với nhau một phần hoặc toàn phần để tạo
ra ống tử cung- âm đạo. Hay gặp: đáy tử cung chia 2, tử cung 2
sừng.
Tham khảo:
Chảy máu âm đạo, chảy máu
vùng kín bất thường phải làm sao?
- Dị tật âm
đạo:
- Bất sản âm đạo: âm đạo không phát triển
- Hẹp âm đạo: do thành âm đạo kém phát triển.
- Tịt âm đạo: do lá biểu mô âm đạo không bị xẻ ra để tạo thành
ống âm đạo.
- Dị tật của cơ quan sinh dục
ngoài:
- Hẹp âm hộ: do 2 môi nhỏ sát nhập một phần với nhau.
- Màng trinh quá dày, màng trinh không thủng.
- Các đường niệu- sinh dục thông ra ngoài bằng một lỗ chung: do
còn sót lại một đoạn của xoang niệu- sinh dục.
- Trực tràng mở vào đường sinh dục, thường vào âm đạo.
Tham khảo:
Có nên sử dụng thuốc nội tiết tố nữ?
Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ
1. Cấu tạo và chức năng của
các cơ quan sinh dục ngoài của nữ
- Môi lớn và môi nhỏ
Môi lớn và môi nhỏ có tác dụng che chắn bảo vệ toàn bộ phần
trong của hệ sinh sản. Hai môi nhỏ gặp nhau ở giữa, bọc lên phía
trên của âm vật.
Hình: cấu tạo cơ quan sinh dục ngoài
- Âm hộ
Âm hộ, hay còn gọi là cửa mình, nằm bên phía trong thành môi
nhỏ, phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn, là
cửa dẫn vào âm đạo.
- Âm vật
Âm vật là một khối mô cứng dài khoảng 1,5 cm, nằm ở giữa và
phía trên của âm hộ, đầu âm vật được che một phần bởi nơi hai môi
nhỏ hợp lại. Âm vật là cơ quan nhạy cảm nhất trong cơ thể con
người, là nơi tập trung nhiều đầu dây thần kinh có chức năng mang
lại khoái cảm tình dục.
- Màng trinh
Một màng mỏng nằm trong âm đạo cách cửa âm đạo khoảng
1-2 cm, là một phần dư sót lại trong thời kỳ thai nhi phát
triển. Màng thường sẽ bị rách ở lần giao hợp đầu tiên.
Khi màng trinh bị rách có thể chảy một vài giọt máu. Một
số bé gái khi sinh ra đã không có màng trinh, hoặc màng trinh quá
dày và che kín âm đạo gây bế kinh do bít màng trinh hoặc gây
trở ngại khi quan hệ tình dục về sau
Tham khảo: Vì sao khí hư có mùi hôi
tanh? Cách trị huyết trắng có mùi hôi
2. Cấu tạo và chức năng của
các cơ quan sinh dục trong của nữ
- Âm đạo
Là một bộ phận hình ống dài nối từ cửa mình bên ngoài vào tử
cung bên trong. Các mô cơ thành âm đạo có tính đàn hồi cao. Âm đạo
và cổ tử cung có khả năng giãn ra lớn gấp nhiều lần, giúp
thai nhi ra khỏi người mẹ khi sanh nở.
- Cổ tử cung
Cổ tử cung (uterine cervix): Là phần sau của tử cung và nơi nối
tiếp của âm đạo với tử cung. Cổ tử cung có thành dày và rất chắc
với một lỗ mở rất nhỏ (lỗ cổ ngoài). Khi sinh em bé, cổ tử cung
mở rộng khoảng 10 cm để đầu em bé lọt qua trong hầu hết các
trường hợp.
- Tử cung
Tử cung là một bọc cấu tạo bởi một lớp cơ trơn rất dày, nằm phía
bụng dưới, trước trực tràng và sau bàng quang. Khi chưa có
thai, tử cung hình trái lê, kích thước khoảng 8 x 5 x
3 cm.
Tử cung nối với cổ tử cung nằm phía dưới, dẫn ra âm đạo. Phía
trên ở hai bên tử cung là hai ống dẫn trứng nối ra hai buồng
trứng. Tử cung là nơi thai cấy, làm tổ và phát triển cho tới
lúc sinh.
Tham khảo: Đau vú hay đau ngực ở nữ là
bệnh gì?
Cấu tạo bất thường bẩm sinh: tử cung chột, tử cung đôi, tử cung
2 sừng, không có tử cung.
- Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng (hay vòi trứng- fallopian tubes) nối tử cung với
buồng trứng (mối bên có một ống dẫn trứng) và được treo bởi dây
chằng tử cung buồng trứng. Ống dẫn trứng có chiều dài khoảng
10 cm.
Chức năng:
- Là đường di chuyển của trứng và tinh trùng
- Nơi xảy ra sự gặp gỡ của tinh trùng từ trong ra và trứng đi từ
ngoài buồng trứng vào.
- Buồng trứng
Mỗi bên tử cung có một buồng trứng hình bầu dục, tròn nhỏ
hơn tinh hoàn ở nam, màu trắng đục, nằm gần những
loa vòi.
Số lượng: trong thời kỳ phôi thai, hai buồng trứng có khoảng 6
triệu bọc trứng non, khi sinh còn lại 1 triệu và chỉ còn 40.000 khi
tới tuổi dậy thì. Khi dậy thì, dưới tác dụng của hormone sinh
sản, trứng theo chu kỳ phát triển, chín và rụng. Trong cả đời người
nữ, chỉ có 400 trứng hoàn thành chu kỳ và rụng, phóng thích
trứng góp phần vào quá trình thụ thai. Mỗi chu kỳ kinh
chỉ có 1 nang noãn trưởng thành. Những trứng khác thườnh sẽ
tiêu biến đi.
Tham khảo: Nội tiết tố nữ là gì? Suy
giảm và cách cân bằng nội tiết tố nữ
Ngoài ra, buồng trứng còn có chức năng tạo ra các hormone điều
hòa sinh lý, do tiết các hocmon estrogen và progesteron.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác tại Kotex GirlSpace hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để nhận tư vấn thêm về
chủ đề mình quan tâm.