Dấu hiệu sắp có kinh hay triệu chứng sắp có kinh nguyệt và biểu
hiện mới mang thai khá giống nhau. Chính vì thế, các bạn gái sẽ rất
khó phân biệt mình đang mang thai hay đang sắp có kinh. Tuy nhiên,
các bạn gái có thể phân biệt một số dấu hiệu sắp có kinh và có thai
dựa vào bài viết dưới đây của Kotex GirlSpace nhé.
Tham khảo: Băng huyết là gì? Băng huyết
sau sinh có nguy hiểm không?
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai có giống nhau
không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, trước khi có kinh nguyệt, hầu hết
nữ giới đều gặp triệu chứng tiền kinh nguyệt hay dấu hiệu sắp có
kinh nguyệt. Đây bao gồm các dấu hiệu và triệu chứng diễn ra liên
quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường triệu chứng sắp có kinh
nguyệt xuất hiện trong vòng 2 tuần trước khi hành kinh và được cải
thiện khi kinh nguyệt bắt đầu.
Tham khảo: Cách vệ sinh vùng kín bằng Lá
Trầu Không đúng cách
Đôi khi các biểu hiện sắp có kinh rất giống như với dấu hiệu sớm
khi mang thai. Trên thực tế, các dấu hiệu sắp có kinh và có thai
thường tương tự nhau ở nhiều điểm như:
- Nhức đầu: Đây là triệu chứng của thai kỳ nhưng nhiều bạn
gái trước khi có kinh cũng có thể bị đau đầu hoặc đau nửa
đầu.
- Đau lưng: Triệu chứng này thường xuất hiện khi kỳ kinh sắp đến.
Tuy nhiên, một số bạn cũng có thể bị đau lưng khi bào thai làm tổ ở
niêm mạc tử cung.
- Thay đổi tâm trạng: Hầu hết bạn gái khi mang thai hay sắp có
kinh thì tâm trạng đều bị ảnh hưởng nhiều. Các bạn gái thường dễ
nổi giận, lo lắng, khóc lóc, trầm cảm hoặc khó chịu nói chung.
- Táo bón: Hormone progesterone có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa
và táo bón. Nồng độ progesterone thường tăng khi sắp đến kỳ kinh
nguyệt, do đó nhiều bạn gái có thể gặp tình trạng táo bón. Tương tự
như vậy, sự thay đổi nội tiết tố ở thai kỳ cũng có thể dẫn đến táo
bón.
- Đi tiểu nhiều: Bạn gái sắp có kinh và mang thai đều đi tiểu
nhiều lần hơn trong ngày.
- Căng và đau ngực: Đau, sưng ngực và đầu vú cũng thể xảy ra
trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc là dấu hiệu của thai kỳ. Bên cạnh đó,
một số bạn gái có thể cảm thấy nặng ở ngực, đau hoặc mẫn cảm ở ngực
khi mang thai và sắp có kinh.
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai khác nhau điểm nào?
Chắc chắn rằng hầu hết các bạn gái cũng thắc mắc "Vậy triệu
chứng sắp có kinh và có thai khác nhau điểm nào?". Hãy kiểm tra
những điều khác biệt dưới đây để biết liệu bạn gái sắp có kinh hay
là dấu hiệu mang thai sớm.
Tham khảo: Có nên rửa vùng kín bằng nước
muối? Cách vệ sinh vùng kín bằng nước muối
Chảy máu
- Sắp có kinh: Bạn gái sẽ không bị chảy máu kinh cho đến khi kỳ
kinh thực sự bắt đầu.
- Có thai: Sẽ xuất hiện đốm máu hồng hoặc nâu sẫm tại thời điểm
phôi thai bám vào tử cung (xảy ra khoảng 10 - 14 ngày sau khi thụ
thai). Có thể chảy máu một vài ngày.
Mệt mỏi
- Sắp có kinh: Bạn gái cảm thấy kiệt sức ngay cả khi bạn không
làm bất cứ việc gì vất vả. Nghỉ ngơi sẽ giúp bạn đỡ mệt hơn.
- Có thai: Nếu bạn bị chậm kinh và thấy vô cùng mệt mỏi, thì có
thể đây là dấu hiệu có bầu. Mệt mỏi sẽ kéo dài trong suốt thai kỳ
do sự gia tăng nồng độ progesterone gây giảm huyết áp và đường
huyết.
Tham khảo:
Có thai có kinh nguyệt không?
Vì sao có thai vẫn có kinh?
Thèm ăn
- Sắp có kinh: Thói quen ăn uống của bạn có thể thay đổi khi gần
có kinh. Có thể bạn muốn ăn đồ ngọt, chocolate, thức ăn mặn,... Tuy
rất thèm, nhưng bạn có thể chống lại cám dỗ phải ăn những thức ăn
này.
- Có thai: Bạn sẽ có cảm giác thèm ăn cực độ đối với một số loại
thực phẩm và "buồn nôn" với một số loại thực phẩm khác. Một số bạn
gái còn thèm ăn những thứ vốn không ăn được, như kim loại, đá,
vôi,... Trong trường hợp này, bà bầu cần tham khảo ý kiến bác
sỹ.
Buồn nôn và nôn mửa
- Sắp có kinh: Bạn gái sẽ không bị buồn nôn hoặc nôn khi sắp có
kinh.
- Có thai: Hầu hết bạn gái mới mang thai đều bị buồn nôn. Nếu bị
chậm kinh và vô cùng buồn nôn thì có thể bạn đã mang thai. Buồn nôn
thường xuất hiện sau khi thụ thai từ 2 - 8 tuần, và tiếp tục trong
suốt thai kỳ.

Đau bụng hoặc đau vùng chậu
- Sắp có kinh: Đau bụng kinh là hiện tượng khá phổ biến, mức độ
nghiêm trọng thay đổi tùy cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, khi bắt
đầu có "đèn đỏ", cơn đau giảm và từ từ biến mất.
- Có thai: Khi trứng thụ tinh bám vào thành tử cung sẽ gây ra cơn
đau nhẹ cùng với máu báo. Bạn cũng sẽ bị đau lưng dưới hoặc bụng
dưới, kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng, kéo dài lâu hơn
rất nhiều so với đau bụng khi sắp có kinh.
Tham khảo:
Dấu hiệu không rụng trứng -
Trứng không rụng có thụ thai được không?
Những triệu chứng đặc trưng của thai kỳ
Có một số triệu chứng được xem là đặc trưng khi bạn mang thai và
ít có khả năng xảy ra do kỳ kinh nguyệt sắp tới hay do hội chứng
tiền kinh nguyệt. Các triệu chứng bao gồm:
- Mất kinh hay trễ kinh: Hiện tượng không có kinh nguyệt là một
biểu hiện rất đặc biệt của thai kỳ. Vì khi có thai, buồng trứng sẽ
nhận được tín hiệu và dừng việc rụng trứng. "Mọi nguồn lực" của cơ
quan sinh sản và cả cơ thể lúc này sẽ tập trung cho sự phát triển
của thai nhi. Và bạn sẽ không thấy sự xuất hiện của cô bạn "đèn đỏ"
trong thời gian rất lâu (40 tuần thai kỳ và một khoảng thời gian
nhất định sau khi bạn sinh con, phụ thuộc vào việc bạn có cho bé bú
mẹ hay không, nhiều hay ít).
- Chảy máu cấy ghép: Khi trứng thụ tinh cấy ghép để làm tổ ở niêm
mạc tử cung, một lượng máu nhỏ chảy ra có thể là kết quả (hiện
tượng này không xảy ra ở mọi phụ nữ mang thai). Lượng máu này rất
ít, chỉ là vài đốm nhỏ nhạt hoặc tươi màu, và dễ dàng khiến bạn
nhầm lẫn với những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, nếu
thấy xuất hiện đốm máu nhỏ, rất có thể em bé của bạn đang bắt đầu
hành trình lớn lên trong tử cung đấy.
- Dịch tiết âm đạo: Do lượng hormone estrogen tăng lên có thể dẫn
đến tăng tiết dịch âm đạo màu trắng đục. Vì vậy, nếu bạn không có
biểu hiện bất thường nào khác về các vấn đề phụ khoa, bạn nên kết
hợp với những biểu hiện khác và liên hệ đến khả năng mang
thai.
- Núm vú và quầng vú của bạn trở nên sậm màu: Do tác động của
hormone thai kỳ mà núm vú và quầng vú của bạn có trở nên sậm màu
hoặc mở rộng. Hiện tượng này xảy ra sớm nhất là 1 đến 2 tuần sau
khi thụ thai và trong giai đoạn đầu thai kỳ. Đây không phải là dấu
hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt hay khi sắp đến ngày đèn
đỏ.
Dấu hiệu sắp có kinh và có thai như đã phân tích ở trên đôi khi
rất khó nhận biết một cách rõ ràng. Vì vậy, các bạn gái nên theo
dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình thật cẩn thận để có thể nhận thấy
các dấu hiệu khác biệt diễn ra. Riêng đối với việc có thai, các bạn
gái nên sử dụng que thử thai quickstik giúp xác định sớm tình trạng
thai kỳ để có được sự chăm sóc một cách đúng đắn. Điều này góp phần
đảm bảo sức khỏe cho cả bạn lẫn thai nhi trong suốt chặng đường
dài, không những khi bé còn trong bụng mà đến tận sau này khi con
chào đời và từng bước phát triển của bé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác tại Kotex GirlSpace hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để nhận tư vấn thêm về
chủ đề mình quan tâm nhé!