
Liệu các bạn gái có thể phục hồi làn da bị tổn hại
bởi ánh mặt trời để lấy lại vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn ngày nào?
Hãy để Girl Space giúp bạn tìm thấy các thông tincách làm trắng da
và giữ sức khỏe hiệu quả nhất!
Thoa kem chống nắng không còn là bước bảo vệ da chỉ dành cho các
chuyến đi biển nữa. Bất kỳ cô nàng khôn ngoan nào cũng hiểu điều
này không thể thiếu trong khâu làm trắng da mỗi sáng. Tuy nhiên,
một số bạn gái không có thói quen dùng kem chống nắng hàng ngày.
Câu hỏi đặt ra chính là: Bạn có thể phục hồi làn da hư tổn vì nắng
chăng? Hãy để bác sĩ da liễu giúp bạn giải đáp.
Có thể bảo vệ da toàn diện trước tác hại của ánh
nắng?
Dùng kem chống nắng SPF 30 (hoặc cao hơn) và ở ngoài trời suốt
hai tiếng, ánh mặt trời vẫn gây hại cho da chứ? Câu trả lời của bác
sĩ Helen Torok, giám đốc y khoa của Trung tâm Da liễu và Phẫu thuật
tại Trillium Creek ở Ohio, Mỹ là CÓ. "Vì tia UVA thâm nhập vào da
và có thể gây hại ở mức sâu hơn, bất kỳ phần da nào lộ ra dưới ánh
nắng cũng có thể bị tổn hại. Cách duy nhất giúp bạn bảo vệ da toàn
diện là ngăn tia nắng bằng nón, kính mát và mặc trang phục kín từ
đầu đến chân".
Bác sĩ Torok còn đề nghị dùng kem chống nắng SPF 60 hoặc 70.
"Bạn cần biết rõ độ SPF của kem chống nắng, để đảm bảo nó bảo vệ da
mình trước tia UVA lẫn UVB, và chú ý lượng kem thoa lên da. Một lớp
mỏng SPF 30 thực tế có thể chỉ cung cấp mức bảo vệ của SPF 10 mà
thôi". Lượng kem lý tưởng là cỡ loại ly đong rượu (shot glass) cho
một lần thoa lên da toàn thân.
Những dấu hiệu da bị tổn hại vì ánh mặt
trời
"Vùng da quanh mắt, phần mỏng nhất trên cơ thể, thường là chỗ
các dấu hiệu tổn hại da dễ thấy xuất hiện trước tiên", Torok lưu ý.
"Các dấu hiệu ban đầu có thể bắt đầu từ da mất độ co giãn và dẫn
tới những triệu chứng nghiêm trọng hơn như các vết thâm quanh mắt".
Những dấu hiệu khác bao gồm đốm nâu, mất độ co giãn, đường nhăn,
cùng những mảng tái đục màu và khô trên da. "Các mảng tái xám là
hậu quả của lớp keratin đóng dày đặc trên da khiến nó mất đi độ
sáng toàn diện".
Có dạng tổn hại da nào không thể nhìn thấy?
Có đấy, các cô gái. Để phát hiện dạng tổn hại da không nhìn thấy
được bằng mắt thường chẳng hạn tổn hại ADN, collagen và một lớp
keratin dày đặc, Torok đề nghị làm sinh thiết. "Các dấu hiệu này có
thể bắt đầu xuất hiện ở đầu tuổi 20 với những bạn gái thích phơi
nắng lâu".
Làm thế nào để phục hồi làn da trắng sau các tổn hại da
do ánh mặt trời gây ra?
Nếu không thể bảo vệ toàn diện, vậy có thể phục hồi da bị tổn
hại không? (Thành thật mà nói, rất khó che chắn kín hết từ đầu đến
chân đúng không nào). Thật may mắn khi câu trả lời của bác sĩ Torok
là CÓ THỂ. "Ngay sau khi phơi nắng, tôi đề nghị
dùng kem dưỡng da cháy nắng vào buổi sáng và tối, rồi dùng 1
lần/ngày cho tuần tiếp theo để phục hồi và bảo vệ da", Torok tư
vấn. Có nhiều loại kem chứa các chất chống oxy hóa giúp loại trừ
những gốc tự do trong cơ thể được sinh ra do tiếp túc với ánh
nắng.
"Các bạn gái còn có thể dùng những sản phẩm chứa retinol để thúc
đẩy tốc độ thay tế bào da nhanh hơn, giảm tổn hại về lâu dài, hoặc
một kem giúp phục hồi ADN để chống lại tổn hại đối với ADN". Ngoài
dược phẩm, Torok còn gợi ý cho phái đẹp cách điều trị mang tên IPL
(Intense Pulse Light), các liệu pháp quang động hoặc công nghệ lột
da bằng hóa chất.
"IPL là một thiết bị phát ra nhiều tia sáng với bước sóng khác
nhau tùy theo mục đích điều trị da. Khi chúng ta bị lão hóa (và bị
ánh nắng tổn hại), các tế bào da không không còn khỏe mạnh như lúc
trẻ, nên IPL kích thích chúng và thúc đẩy da trẻ hơn, rạng rỡ và
trẻ trung hơn". Các liệu pháp quang động thực tế có thể khôi phục
các tế bào hư tổn. "Ngoài tiệt trừ các tế bào tiền ung thư, nó còn
giúp phục hồi và kích thích các tế bào cũng như collagen mới khỏe
khoắn hơn", Torok giải thích. Công nghệ lột da bằng hóa chất cũng
tác động theo cách tương tự nếu nồng độ dung dịch tăng lên.
"Kết quả sẽ sớm lộ ra sau hai đợt IPL và liệu pháp quang động",
Torok cho biết. Với công nghệ lột da bằng hóa chất, bạn sẽ thấy kết
quả sau 3 đợt điều trị. "Da bị tổn hại càng nặng, bạn càng thấy rõ
hiệu quả cải thiện từ những liệu pháp này". Bạn nhớ tìm hiểu kỹ và
tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa thật cẩn thận trước khi tiến
hành bất kỳ liệu pháp phục hồilàm trắng danào nhé!