Chế
độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn cần thay đổi
theo mùa để phù hợpvà đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho hoạt
động của từng bộ phận trong cơ thể.
Xuân -Ưu tiên thực phẩm dễ tiêu hóa
Vào mùa xuân cơ thể không cần nhiều các chất như đạm, đường,
chất béo. Vì sao vậy? Vào mùa đông, ta thường tiêu thụ nhiều thực
phẩm có chất béo, vì thế đến mùa xuân, cơ thể cần được "nghỉ ngơi"
dưỡng sức, tránh để mỡ thừa tích tụ nhiều.
Nên ưu tiên các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chứa nhiều
sinh tố dễ tiêu hóa, nhẹ bụng như rau xanh (cải, xà lách, rau
ngót...), các loại củ như cà rốt, khoai tây…Ngoài ra, nên ăn thêm
trứng, thịt động vật, đồ biển để đảm bảo nhu cầu chất đạm cho cơ
thể.
Thời gian này nên uống nước khoáng có nhiều canxi và các
nguyên tố vi lượng, nước quả chứa nhiều hàm lượng vitamin C.
Hạ - Tăng cường chất ngọt
Vào mùa hè, cơ thể chúng ta hoạt động nhiều hơn cả, nào đi
chơi xa, dã ngoại, lên rừng xuống biển đến chơi thể thao. Cộng thêm
thời tiết nóng bức, khó chịu nên cơ thể cần được bổ sung năng
lượng, nhất là chất ngọt.
Đường chuyển hóa nhanh cần cho các hoạt động ít hao tổn
sức lực, có trong các thức ăn ngọt như nước ngọt, kẹo, mứt... Thứ
đường chuyển hóa chậm có trong bánh quy, cơm, bánh mì nướng... cũng
nên bổ sung thường xuyên.
Nên uống các loại nước có ga, có nhiều đường và vitamin
như nước trái cây, nước ngọt, nước khoáng. Nên uống nhiều nước
trong ngày để da dẻ tươi nhuận, đỡ mất nước.
Thu - Bổ sung đủ chất chuẩn bị cho mùa đông
Để chuẩn bị cho mùa đông dài lạnh giá, trong những tháng
mùa thu, cơ thể cần được đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết như đạm,
đường và chất béo. Bạn nên ăn những thức ăn giàu đạm, chứa nhiều
axit amin.
Chất đạm nguồn gốc thực vật như đậu tằm, đậu tương,
đậu Hà Lan, đậu nành, lạc, nấm hoặc bột ngũ cốc sẽ tốt hơn cho
người bị bệnh tim mạch. Chất đạm nguồn gốc động vật có thể thấy ở
thịt lợn, bò, thỏ, dê hoặc thịt gia cầm, thịt muối, trứng, thịt hun
khói, pho mát, tôm, cua, cá.
Nhiều loại rau quả mùa thu cũng có lượng dinh dưỡng và
calo cao. Khoai sọ là một món ăn rất tốt của mùa thu, rất có lợi
cho những người mắc bệnh tiêu hóa, người mắc bệnh lao đang trong
quá trình hồi phục.
Thời tiết dễ chịu của mùa thu rất thích hợp để thưởng thức
ly trà nóng. Trong lá chè có nhiều vitamin, cafein, glucosid, một
chút tinh dầu, các vitamin và muối khoáng. Vị chát của chè có tác
dụng tốt đối với đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có
ích trong ruột hoạt động. Vitamin C trong lá chè tươi nhiều gấp 4
lần nước cam, nước chanh. Trong chè có nhiều chất khoáng và các
nguyên tố vi lượng dưới dạng hợp chất dễ hòa tan, rất cần thiết cho
cơ thể...
Đông - Ưu tiên thực phẩm giàu năng
lượng
Mùa đông, nhiệt độ ngoài trời giảm, cơ thể cần được bổ sung từ
300-500 calo mỗi ngày. Để chống lạnh, bạn nên ăn nhiều thực phẩm
giàu năng lượng. Lượng calo trong 1g chất béo tương đương với 2g
đường hoặc thịt. Vì vậy mùa đông nên ăn nhiều dầu thực vật, bơ,
thịt lợn, thịt gia cầm, cá biển, tôm, phomát...
Quả hồng rất giàu vitamin A, cung cấp một lượng đáng
kể vitamin C (16mg/100) và giàu chất xơ. Nó cung cấp 65
calo/100g. Các loại quả có dinh dưỡng tương tự: kiwi, vải, cam,
dứa, quýt. Rau diếp xoăn vừa có tác dụng chống béo phì lại giàu
vitamin, cung cấp 15 calo/100g. Loại này chứa nhiều kali, clo,
vitamin B9 và canxi. Ngoài ra, hành, hoa lơ, củ cải đường, xu hào,
bắp cải, lê... là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe trong mùa
lạnh.
Do ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng nên bạn cần uống
nhiều nước khoáng. Bạn có thể uống nước hãm các rau gia vị như húng
tây, hương thảo hoặc lá cây bạch đàn. Hãm trong 10 phút, uống 1-2
cốc mỗi ngày.