Dù đã chuẩn bị tâm lý khá kỹ
lưỡng, nhưng hẳn bạn sẽ vẫn cảm thấy bối rối và lo lắng khi thời kỳ
nguyệt san đến hoặc những thay đổi khác xảy ra trong cơ thể bạn ở
tuổi dậy thì.

1. Tại sao tớ lại có cục u nhỏ đau đau ngay dưới núm núi đôi?
Một sáng bạn ngủ dậy hoặc một hôm
vào phòng tắm táp bạn gái chợt phát hiện thấy có cục u nhỏ đau đau
hoặc chồi ngay dưới núm núi đôi thì đừng hoảng hốt nhé. Đây không
phải là triệu chứng của ung thư vú như nhiều cô nàng gà bông lầm
tưởng mà chỉ là dấu hiệu báo hiệu bạn đang ở tuổi dậy thì và núi
đôi của bạn bắt đầu phát triển rùi. Điều này có thể xảy ra 2 năm
trước khi bạn có cô nàng đèn đỏ ghé
thăm đấy.
Lời khuyên cho tuổi dậy thì
Hãy chú ý vệ sinh núi đôi sạch sẽ
hàng ngày và mang áo ngực phù hợp với kích thước núi đôi để không
ngại ngần trước các bạn cùng lớp nhé.
2. Vi ô lông sao lại mọc lên ầm ầm khắp cơ thể thế?
Khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì,
những vi ô lông cũng bắt đầu phát triển mạnh trên cơ thể của bạn.
Nếu chú ý bạn sẽ bắt đầu nhận thấy những vi ô lông này ngày càng
dày và dài hơn dưới cánh tay, trên đôi chân và trên mặt, các khu
vực khác như vùng kín của bạn.
Lời khuyên cho tuổi dậy thì
Bạn có thể phải quyết định cạo râu tóc lúc này. Hãy chắc chắn sử
dụng một dao cạo mới và sạch sẽ, sử dụng nước sạch mỗi khi bạn cạo
râu hay waxing vi ô lông để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng da.
Tuyệt đối, bạn không nên chia sẻ dao cạo của bạn, hoặc sử dụng
một dao cạo mà người khác đã sử dụng. Bởi vì như thế sẽ có thể
tránh cho bạn nhiều nguy cơ nhiễm trùng khác nhau, bao gồm cả HIV
đấy.
3. Mùi cơ thể cũng bắt đầu xuất hiện là sao?
Đừng ngạc nhiên khi cơ thể bạn thời kỳ này tự nhiên lại nặng mùi
đến thế, nhất là khi bạn mèo lười không tắm thì những mùi này "nức
lên' không thể chịu nổi. Nguyên nhân do tuyến mồ hôi thời kỳ này
hoạt động rất mạnh nên mùi cơ thể cũng bắt đầu phát triển mạnh
trong suốt tuổi dậy thì.
Lời khuyên cho tuổi dậy thì
Nếu có quá nhiều mùi cơ thể khó chịu, ngoài tắm táp hàng ngày,
bạn có thể phải quyết định sử dụng một chất chống chảy nhiều mồ hôi
để ngăn mùi hoặc sản phẩm khử mùi để xua tan mọi mùi cơ thể
bạn.
4. Thật phiền toái và mất tự tin với những nốt mụn?
Khi bước vào tuổi dậy thì, cả XY và XX sẽ phải đối diện với ít
nhất một vài chiếc đèn pin phiền toái và đáng ghét. Điều này khiến
bạn cảm thấy tự ti khi giao tiếp với người khác.
Lời khuyên cho tuổi dậy thì
Nếu bị mụn trứng cá làm phiền và ghé thăm thường xuyên, ngoài
chế độ ăn uống khoa học, hãy thử áp dụng các biện pháp trị mụn cơ bản hoặc mua những
sản phẩm giúp hạn chế mụn. Nếu bị mụn trứng cá nặng, hãy ghé thăm
bác sĩ da liễu để được kê toa thuốc trị mụn của bạn.
5. Sao kích thước và hình dạng cơ thể cũng thay đổi thế?
Không phải là cơ thể bạn đang bị dị dạng đâu nhé. Mà là trong
thời gian dậy thì kích thước và hình dạng của cơ thể của bạn bắt
đầu có sự thay đổi. Ví như núi đôi của XX tiếp tục phát triển. Các
XX có thể nhận thấy eo tự nhiên nhỏ hơn, trong khi hông lại phát
triển rộng. Mỡ tích tụ nhiều trên cơ thể và bắt đầu có hình dạng
của một người phụ nữ trưởng thành.
Cánh tay, chân, bàn tay và bàn chân cũng phát triển trong thời
gian ở tuổi dậy thì. Đôi khi có vẻ như cánh tay và chân của bạn lớn
hơn và không hài hòa với cơ thể.
Lời khuyên cho tuổi dậy thì
Tất cả những thay đổi về kích thước cơ thể trên là hoàn toàn
bình thường, bạn đừng lo lắng vì sẽ không lâu nữa, các phần còn lại
của cơ thể bạn sẽ bắt đầu lớn lên và hoàn thiện thui.
6. Tính tình tớ sao cũng thay đổi như thời tiết vậy?
Cảm xúc thường bắt đầu thay đổi mỗi khi cô nàng nguyệt san ghé
thăm bạn. Và thường những khó chịu và bất ổn này sẽ kéo dài khoảng
vài ngày khi cô nàng ấy ra đi. Nếu bạn cảm thấy một chút khó hiểu,
bất ổn, lo lắng, cáu giận trước, trong và sau ngày đèn đỏ thì bạn
đừng quá lo lắng nhé. Điều này do sự thay đổi các hoóc môn xảy ra
trong chu kỳ kinh nguyệt gây nên.
Lời khuyên cho tuổi dậy thì
Thực hiện một lịch quản lý chu kỳ kinh nguyệt
để đối phó với những triệu chứng thất thường khác nhau trong suốt
chu kỳ kinh nguyệt của bạn tốt hơn. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn
đang khó chịu hay không chắc chắn về bất kỳ những thay đổi cảm xúc
hay thể chất xảy ra với bạn trong suốt tuổi dậy thì. Bác sĩ có thể
kê toa thuốc hoặc thay đổi lối sống như chế độ ăn kiêng, tập thể
dục để giúp làm giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt của
bạn.