Bệnh lý ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư thường gặp ở người
phụ nữ, đứng sau ung thư vú. Khác với ung thư vú, diễn tiến của ung
thư cổ tử cung khá chậm, từ dị sản cổ tử cung diễn tiến đến ung thư
cổ tử cung từ 5 đến 15 năm. Phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử
cung có thể được phòng ngừa bằng cách tầm soát phát hiện sớm và
điều trị các tổn thương ở giai đoạn tiền ung thư. Vì vậy,
chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và
tử vong do ung thư biểu mô cổ tử cung xâm lấn. Việc phát hiện sớm
ung thư cổ tử cung tạo cơ hội điều trị thành công cao. Tỉ lệ mắc
ung thư cổ tử cung tại Hoa kỳ đã giảm trên 50% trong 30 năm qua nhờ
xét nghiệm phết mỏng tế bào cổ tử cung (Pap smear test). Vậy pap là
gì hay xét nghiệm pap smear giúp tầm soát ung thư cổ tử cung ra
sao? Cùng Kotex GirlSpace và bác sĩ
Phạm Tú Linh tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây bạn gái
nhé!
Tham khảo: Cách trị rận mu gây ngứa lông
mu ở nữ giới
Xét nghiệm Pap smear là gì?
Xét nghiệm Pap smear là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, với
mục đích tìm kiếm những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử
cung. Đây là một trong những xét nghiệm dùng để tầm soát ung thư cổ
tử cung.
Khởi nguồn từ năm 1928, George Nicolas Papanicolaou - bác sĩ
người Hy Lạp đã giới thiệu những phát hiện của mình về một phương
pháp mới chẩn đoán ung thư cổ tử cung từ những tế bào của âm đạo và
cổ tử cung . Cho đến năm 1943, ông đã cùng đồng nghiệp Herbert
Traut công bố nghiên cứu của họ
trên một bài báo nổi tiếng "Diagnosis
of Uterine Cancer by the Vaginal Smear" (Chẩn đoán ung thư tử cung
bằng phết tế bào âm đạo). Từ đó cho đến nay, phết mỏng tế bào cổ tử
cung được gọi tên là xét nghiệm Pap's và đã chính thức trở thành
một công cụ tầm soát ung thư cổ tử cung an toàn, hiệu quả
trên toàn thế giới.
Năm 1954, G. Papanicolaou đã phát minh ra phân loại xét nghiệm
tế bào học cổ tử cung đầu tiên gồm 5 nhóm. Qua nhiều lần thay
đổi, đến năm 1988, hệ thống Bethesda ra đời và được sử dụng cho đến
nay. Phân loại Bethesda mới nhất ra đời năm 2014.
Tham khảo: Chảy máu âm đạo, chảy máu
vùng kín bất thường phải làm sao?
Những trường hợp nên xét nghiệm Pap smear
- Kiểm tra định kỳ trên những đối
tượng phụ nữ ≥ 21 tuổi, đã có quan hệ tình dục và mong muốn được
tầm soát ung thư cổ tử cung.
- Khi có các yếu tố nghi ngờ ung
thư cổ tử cung như xuất huyết âm đạo bất thường.
Chuẩn bị cho xét nghiệm Pap smear
Để đảm bảo xét nghiệm đủ tiêu chuẩn, xét nghiệm Pap smear phải
được thực hiện khi đảm bảo những điều kiện cần thiết để lấy đủ và
đúng tế bào:
- Không có huyết trong âm
đạo
- Không viêm nhiễm âm đạo-cổ tử
cung cấp tính.
- Không đặt thuốc âm đạo trong
vòng 3 ngày gần đây.
- Không giao hợp, không thụt rửa
âm đạo trong vòng 48 giờ trước thực hiện xét nghiệm.
- Không khám âm đạo bằng tay
trước, không dùng dầu bôi trơn trước đó.
- Phụ nữ mãn kinh nên được dùng
estrogen tại chỗ vài ngày trước khi lấy mẫu.
Tham khảo: Có nên sử dụng thuốc nội tiết tố nữ?
Quy trình thực hiện xét nghiệm Pap smear
- Cung cấp
đầy đủ thông tin cần thiết bằng cách điền vào phiếu:
- Họ và tên, tuổi, tiền sử mang thai, sinh con.
- Ngày kinh chót, có thai, mãn kinh.
- Lý do làm xét nghiệm Pap's: tầm soát hoặc theo dõi tiền ung thư
cổ tử cung .
- Phương pháp ngừa thai: thuốc ngừa thai hoặc đặt dụng cụ tử cung
.
- Kết quả tầm soát lần trước.
- Các bước
lấy mẫu xét nghiệm Pap smear: Gồm có xét nghiệm tế bào cổ tử cung
quy ước hoặc nhúng dịch.
- Tiến hành đặt mỏ vịt và bộc lộ cổ tử cung .
Tham khảo:
Vì sao khí hư có mùi hôi
tanh? Cách trị huyết trắng có mùi hôi
Xét nghiệm Pap smear quy ước: thực hiện hai lam phết tế bào cổ
ngoài và cổ trong của cổ tử cung. Mỗi lam có ghi bằng bút chì đầy
đủ tên, tuổi và vị trí lấy mẫu tế bào là cổ tử cung ngoài hay cổ tử
cung trong. Quá trình lấy mẫu xét nghiệm này thường khoảng 5 phút,
sau khi lấy mẫu có thể đau nhẹ vùng kín hoặc chảy một ít máu không
đáng ngại. Bạn gái có thể tiếp tục các hoạt động bình thường ngay
sau khi làm xét nghiệm Pap. Tuy nhiên, nếu bị chảy máu quá nhiều,
bạn hãy thông báo với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn giải pháp
phù hợp.
Tham khảo: Đau vú hay đau ngực ở nữ là
bệnh gì?

Tần suất xét nghiệm Pap smear
Xét nghiệp Pap smear là một xét nghiệm tầm soát đơn giản, an
toàn và hiệu quả, tuy nhiên vẫn có giá trị âm tính giả. Vì vậy, nên
thực hiện xét nghiệm Pap's lặp lại. Tần suất thực hiện xét nghiệm
phụ thuộc vào độ tuổi và kết quả Pap's trước đó:
- Từ 21-29
tuổi : làm xét nghiệm Pap's mỗi 3 năm (không khuyến cáo xét
nghiệm HPV đơn thuần)
- Từ 30-65
tuổi: HPV kết hợp Pap's (co-testing) mỗi 5 năm hoặc PAP's đơn thuần
mỗi 3 năm.
- > 65
tuổi: ngưng tầm soát nếu trước đó tầm soát đầy đủ và âm tính ( 3
kết quả PAP's âm tính hoặc có 2 kết quả co- testing âm tính trong
vòng 10 năm, kết quả gần nhất phải trong vòng 5 năm), đối với phụ
nữ tiền căn có tân sinh cổ tử cung hoặc ung thư tuyến tại chỗ hay
ung thư cổ tử cung nên tiếp tục tầm soát ít nhất 20 năm.
Tham khảo: Nội tiết tố nữ là gì? Suy
giảm và cách cân bằng nội tiết tố nữ
- Nếu kết
quả xét nghiệm PAP's hoặc Co-testing có bất thường cần được tư vấn
và điều trị theo chuyên khoa.Việc sàng lọc phát hiện sớm bệnh lý
ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap smear rất quan trong và góp
phần pháp hiện bệnh lý sớm nhằm tăng khả năng điều trị thành công.
Bên cạnh đó, các bạn nữ cần có một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, và
luyện tập thể thao hợp lý, cũng như giữ vệ sinh âm đạo sạch sẽ để
đảm bảo sức khỏe sinh sản và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.
Tham khảo: Âm hộ là gì? Chức năng của âm
hộ? Phân biệt âm hộ âm đạo
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác tại Kotex GirlSpace hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để nhận tư vấn thêm về
chủ đề mình quan tâm.