Đối với người phụ nữ, tuyến vú là cơ quan có vai trò rất quan
trọng về thẩm mỹ, sức khoẻ và sinh sản. Những triệu chứng bất
thường và bệnh lý tại tuyến vú có thể gây ảnh hưởng về mặt tâm lý,
sức khoẻ, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.
Trong đó, hiện tượng đau vú là triệu chứng thường gặp nhất, vì vậy
chúng ta cần tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan đến triệu chứng
đau vú, khi nào đau vú cảnh báo ung thư vú để bạn chủ động khám
bệnh, và điều trị phù hợp. Cùng Kotex GirlSpace và bác sĩ Phạm Tú Linh giải đáp đau
ngực ở nữ là bệnh gì và cách xử lý phù hợp bạn gái nhé!
Tham khảo: Chảy máu âm đạo, chảy máu
vùng kín bất thường phải làm sao?
Hiện tượng đau vú ở nữ giới
Đau vú là tình trạng có cơn đau ở một hoặc cả hai vú, từ căng
tức nhẹ đến đau đớn. Đau vú có thể xuất hiện từng lúc hoặc kéo dài
liên tục, thường không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của chị em phụ
nữ. Đau vú là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lý tuyến vú, có
khoảng 60-70% phụ nữ đã từng bị đau vú.
Đau vú thường gặp ở bệnh nhân tiền mãn kinh hơn bệnh nhân mãn
kinh, độ tuổi trung bình thường có đau vú là khoảng 30-50
tuổi.
Tham khảo: Có nên sử dụng thuốc nội tiết tố nữ?
Đau ngực ở nữ là bệnh gì?
Tuỳ theo tính chất của cơn đau, đau vú được phân làm 3 nhóm:
- Đau vú theo chu kỳ: là tình
trạng đau vú có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, xuất hiện đều
đặn, thường bắt đầu ở giai đoạn sau rụng trứng, khoảng1- 2 tuần
trước kỳ kinh, và chấm dứt hoặc giảm dần khi có kinh nguyệt, hồi
phục tự nhiên sau kinh nguyệt. Cơn đau vú thường xuất hiện ở hai
bên vú, thường gặp ở vị trí ¼ phía trên hoặc không xác định được vị
trí, đau lan ra từ nách và lan xuống phần trên của cánh tay. Đau vú
kiểu căng vú, nặng, sưng và đau, có kèm theo hoặc không sờ thấy
khối u ở vú. Đau vú theo chu kỳ do các tuyến vú bị kích thích bởi
các nội tiết tố nữ (estrogen, progesterone) thay đổi theo chu kỳ
bình thường. Tình trạng đau vú có tính chu kỳ xảy ra trên khoảng
60% phụ nữ tiền mãn kinh, thường bắt đầu ở độ tuổi 30-40 tuổi, và
thuyên giảm trong giai đoạn mang thai, cho con bú hoặc mãn
kinh.
Tham khảo: Vì sao khí hư có mùi hôi
tanh? Cách trị huyết trắng có mùi hôi
- Đau vú không theo chu kỳ: có
triệu chứng đau liên tục hoặc không liên tục. Đau vú không theo chu
kỳ thường là đau một bên, thường khu trú tại một điểm cố định và có
thể xác định chính xác vị trí đau. Đau vú có cảm giác đau nóng, rát
trong vú. Đau vú không theo chu kỳ liên quan đến kinh nguyệt không
đều, stress tâm lý, chấn thương vú hay sẹo mổ cũ trên vú, đôi khi
là thứ phát sau bướu sợi tuyến vú hay nang vú. Đau vú không theo
chu kỳ thường liên quan đến phụ nữ sau mãn kinh, thường khởi phát ở
độ tuổi 40-50 tuổi.
- Đau do nguyên nhân ngoài vú: đây
không phải là đau vú thực sự, nhưng bệnh nhân thường có cảm giác
đau ở vùng vú, do các cơn đau có tính lan toả về phía trong vú.
Nguyên nhân do bệnh lý cơ xương, tim mạch, thần kinh, gan mật hoặc
do tâm lý.
Tham khảo: Nội tiết tố nữ là gì? Suy
giảm và cách cân bằng nội tiết tố nữ
Nguyên nhân gây đau vú thườn gặp
- Nguyên
nhân của đau vú theo chu kỳ vẫn chưa xác định rõ, có thể liên quan
đến nội tiết tố, sự gia tăng prolactin máu hay thay đổi sợi bọc
tuyến vú. Một số giả định khác như uống nhiều cafein và
methylxanthine, sự thiếu hụt acid béo không no, một số thuốc như
phenothiazine hoặc sử dụng liệu pháp hormon thay thế ở phụ nữ mãn
kinh cũng gây ra đau vú có tính chu kỳ.
- Nguyên
nhân của đau vú không theo chu kỳ có một vài nguyên nhân như chấn
thương vú, sẹo mổ cũ trên vú, do tâm lý, mang thai trước đó, cho
con bú, huyết khối, nang vú, bướu sợi tuyến vú, khối u lành tính,
dãn dây chằng Cooper, do sử dụng hormon thay thế, do lối sống và
chế độ ăn uống.
- Nguyên
nhân của đau do nguyên nhân ngoài vú: đau ở thành ngực, do bệnh lý
hệ cơ xương, tim mạch, do bệnh lý thần kinh ( Herpes zoster), bệnh
tiêu hoá, đường mật hoặc do tâm lý.
- Những
nguyên nhân khác như sau phẫu thuật tại vú, tập thể dục quá sức,
mang vác vật nặng gây căng đau, mặc áo ngực quá chật.
Tham khảo: Pap là gì? Xét nghiệm
Papsmear sàng lọc ung thư cổ tử cung
Khi nào đau vú cảnh báo ung thư vú?
Hầu hết phụ nữ khi đi khám vú vì đau vú có hai mối quan tâm lớn:
đau vú trầm trọng gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và nỗi sợ về
bệnh ung thư vú. May mắn là tình trạng đau vú đơn độc, không kèm
theo dấu hiệu khác ít khi kết hợp với bệnh ung thư vú .
Những dấu hiệu đau vú cần được kiểm tra loại trừ ung thư vú khi
có các tính chất sau:
- Đau vú có kèm theo khối u, sờ thấy hoặc không sờ thấy.
- Đau vú kèm theo tiết dịch bất thường ở vú.
- Đau vú kèm theo có hạch phì đại ở vùng nách hoặc dưới đòn.
- Vùng da tại vị trí đau vú sưng đỏ, đau nhiều.
- Các trường hợp đau vú nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
của người phụ nữ.
- Đau vú liên tục không có tính chu kỳ.
- Đau vú không đáp ứng với giảm đau hay các progesterone điều trị
đau căng vú.
- Đau vú chỉ khu trú ở một bên vú.
- Đau vú ở phụ nữ đã mãn kinh.
- Gia đình trực hệ có người thân bị ung thư vú .
Ở nhóm phụ nữ có đau vú dưới 30 tuổi, có thể siêu âm vú tầm
soát, nếu đã loại trừ các dấu hiệu khác .
Ở nhóm phụ nữ 30-39 tuổi, có thể cần thêm nhũ ảnh nếu lâm sàng
phát hiện tổn thương hoặc có tiền sử tiếp xúc với phóng xạ.
Ở nhóm phụ nữ trên 40 tuổi, sàng lọc thường quy bởi nhũ ảnh mỗi
1-2 năm.
Chưa có hiệu quả chứng minh MRI có hiệu quả cao và cần thiết với
phụ nữ có đau vú.
Tham khảo: Âm hộ là gì? Chức năng của âm
hộ? Phân biệt âm hộ âm đạo
Hạn chế tình trạng đau tức vú như thế nào
Trong cuộc sống hằng ngày, có một số thói quen, chế độ ăn uống,
sinh hoạt có thể làm giảm tình trạng đau vú mà chị em phụ nữ có thể
áp dụng như sau:
- Mặc áo ngực vừa vặn hỗ trợ vú: 85% bệnh nhân giảm đau vú sau 3
tháng sử dụng áo ngực hỗ trợ.
- Tập luyện thể thao như bơi lội, đi bộ, yoga... Tránh tập luyện
thể thao quá sức.
- Thay đổi chế độ ăn uống: hạn chế cafein, methylxanthin( có
trong trà, caffee, chocolate), giảm chất béo, giảm muối.
- Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng.
- Tránh lạm dụng thuốc, hormon thay thế không đúng chỉ định.
Tham khảo:
Nhân xơ tử cung là gì, có
nguy hiểm không, mang thai được không?
Tình trạng đau vú sẽ được điều trị khi mức độ đau ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Điều trị đau vú theo chu kỳ
và đau vú không theo chu kỳ thì tương tự nhau:
- Thuốc giảm đau như thuốc kháng viêm không steroid hoặc
acetaminophen là lựa chọn đầu tiên trong điều trị đau vú.
- Thuốc nội tiết: ở phụ nữ đau vú theo chu kỳ, sử dụng thuốc
tránh thai phối hợp liên tục có thể cải thiện tình trạng đau vú
.
- Với một số thuốc điều trị chuyên biệt, các bạn gái cần được bác
sĩ thăm khám và kê toa cho tứng trường hợp cụ thể. Như vậy, đau vú
là một dấu hiệu rất thường gặp ở phụ nữ, và đa phần là lành tính,
ít gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đau vú không phải là triệu chứng sớm
của ung thư vú. Tuy nhiên, chị em phụ nữ nên chú ý đến các tính
chất của đau vú và nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và
điều trị khi có bất thường như:
- Đau chỉ khu trú một vị trí.
- Đau vú ngày càng tăng.
- Đau vú nghiêm trọng gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
- Đau vú kèm theo bất kỳ dấu hiệu bất thường khác.
Tham khảo:
Estrogen là gì, có vai trò
gì? Thiếu estrogen và cách bổ sung
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác tại Kotex GirlSpace hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để nhận tư vấn thêm về
chủ đề mình quan tâm.