Lá trầu không từ lâu được nhiều bạn gái sử dụng vì tốt
cho vùng kín. Thế nhưng, bạn đã biết cách nấu nước lá trầu
không rửa vùng kín hay vệ sinh bằng lá trầu không như
thế nào là đúng? Cùng Kotex GirlSpasce tìm hiểu chi tiết cách dùng
lá trầu không rửa vùng kín hay cách vệ sinh vùng kín bằng
lá trầu không đúng cách trong bài viết dưới đây
nhé!
Tham khảo: Có nên rửa vùng kín bằng nước
muối? Cách vệ sinh vùng kín bằng nước muối
Công dụng của lá trầu không
Lá trầu không có độ ẩm cao, chứa nhiều protein, chất
béo, đường, carbohydrate, vitamin. Tinh dầu của lá có màu vàng
nhạt, mùi thơm nồng, vị cay nóng. Lá trầu không có tác
dụng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của các chủng vi khuẩn, nấm
ở vùng kín. Đồng thời, lá trầu không còn giúp trị ngứa,
ngăn ngừa mùi hôi, làm khô thoáng vùng kín. Ngoài ra, lá trầu
không còn giúp nhanh chóng lành vết thương rất hiệu quả.
Có nhiều lý do lá trầu không được sử dụng phổ biến.
Trước hết, đây là loài cây được trồng nhiều và rất dễ tìm. Hơn nữa,
lá trầu không có giá thành rẻ và cách sử dụng cũng khá đơn
giản. Ưu điểm là vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí mà bạn gái lại
không cần lo lắng về các tác dụng phụ.
Tham khảo: Cách trị kinh nguyệt ra ít
tại nhà - Kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì?
Cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không đúng
cách
Lá trầu không hay được sử dụng để điều trị các bệnh phụ
khoa thường gặp như nấm ngứa, huyết trắng ra nhiều, viêm nhiễm vùng
kín…
Theo kinh nghiệm dân gian, rửa vệ sinh bằng lá trầu đem lại
nhiều hiệu quả. Cụ thể là giúp làm giảm ngứa, loại bỏ mùi hôi, làm
khô ráo và thông thoáng vùng kín…
Chữa nấm candida
Nhiễm nấm Candida là một dạng nhiễm trùng do một loại nấm gây ra
có tên Candida albicans. Nấm thường sinh sôi và phát triển trên
những vùng cơ thể ấm và ẩm ướt. Các triệu chứng cho thấy vùng kín
bị nhiễm nấm đó là cảm giác ngứa ngáy, tấy đỏ và đau rát ở vùng âm
đạo. Dịch âm đạo thường có màu trắng và vón cục.
Trong lá trầu không chứa một lượng chất talin, đường,
diatara...Đây là các thành phần có hoạt chất ức chế các chủng vi
khuẩn, các chủng nấm phát triển ở vùng kín.
Tham khảo: 9 nguyên nhân đau bụng kinh
dữ dội - 4 cách giảm đau nhanh chóng
Bạn cần chuẩn bị 10 đến 20 lá trầu không, lựa loại lá
còn non.
- Cách nấu nước lá trầu không rửa vùng kín
- Lá trầu không đem rửa sạch bụi bẩn, cho vào nồi đun
cùng với 1 lít nước lọc.
- Khi thấy nước sôi, giảm lửa và tiếp tục đun thêm 5 phút đồng
hồ.
- Bắc nồi xuống, để hỗn hợp nguội bớt (nhiệt độ tốt nhất trong
khoảng 60 đến 70 độ C).
- Pha thêm nước lạnh để điều hòa nhiệt độ và dùng hỗn hợp này rửa
vùng kín hàng ngày.
Tham khảo:
Băng huyết là gì? Băng huyết
sau sinh có nguy hiểm không?
Chữa viêm âm đạo
Viêm âm đạo có nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do mất cân bằng
môi trường pH, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm men… Nhìn chung bệnh này có
các biểu hiện đặc trưng như:
- Dịch tiết âm đạo có màu sắc và mùi bất thường: dịch tiết ra
nhiều, có màu xanh, vàng, xám hay ngả nâu, có mùi hôi tanh…
- Ngứa ngáy, khó chịu vùng kín.
- Đau khi giao hợp.
- Đi tiểu đau.
- Chảy máu âm đạo nhẹ hoặc xuất hiện đốm nâu.
Tham khảo:
Rối loạn kinh nguyệt sau
sinh: nguyên nhân và cách chữa
Để giảm những triệu chứng trên, lá trầu không chính là
giải pháp khá hữu hiệu. Bạn hãy xem hướng dẫn cách xông hơi bằng lá
trầu không như dưới đây nhé!
- Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không và 1 muỗng canh muối
sạch.
- Cách thực hiện:
- Lá trầu không đem ngâm, rửa sạch với nước muối loãng
để loại bỏ bụi bẩn và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nếu có. Cho
hết lá vào nồi, vò nát rồi thêm một ít muối đun sôi cùng lượng nước
vừa đủ.
- Lấy nồi nước trầu không vừa đun xong đổ ra chậu nhỏ
đem xông vùng kín trong khoảng 10 phút. Chú ý giữ khoảng cách,
không nên đặt chậu quá sát với cơ thể để tránh bị bỏng.
- Khi nước xông nguội bớt, bạn dùng tiếp để rửa vùng kín và sau
đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch.
Một số lưu ý khi xông vùng kín bằng lá trầu không
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước khi xông hơi.
- Chỉ nên xông hơi tối đa 10 phút.
- Không xông hơi với nước quá nóng, tránh gây tổn thương vùng
kín.
- Hạn chế việc quan hệ tình dục trong cả quá trình sử dụng để
việc điều trị mang lại hiệu quả cao và tránh tình trạng viêm nhiễm
tái phát.
- Nếu tình trạng ngứa ngáy, tiết dịch bất thường vẫn không thuyên
giảm bạn nên đi thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có cách
điều trị phù hợp.
Tham khảo:
4 cách chữa rối loạn kinh
nguyệt tại nhà - 3 loại thuốc điều trị rối loạn kinh
nguyệt
Vệ sinh hàng ngày
Viêm âm đạo hay nhiễm nấm âm đạo rất dễ tái phát, dù đã hết viêm
nhiễm nhưng các bạn gái cũng đừng chủ quan nhé! Hướng dẫn cách vệ
sinh bằng lá trầu không: Dùng lá trầu không rửa
sạch, đun sôi để nguội. Sau đó cho một lượng nhỏ muối và pha loãng
dung dịch. Để nguội và dùng rửa vùng kín.
Một số lưu ý khi sử dụng lá trầu không
- Không nên lạm dụng, chỉ thực hiện 1 tuần 2 lần.
- Kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh khỏi.
- Chọn lá trầu không tươi và an toàn.
- Tuyệt đối không được ngâm vùng kín trong nước lá trầu
không, bởi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập ngược vào
trong.
- Chỉ dùng nước lá trầu không để rửa bên ngoài, không
được thụt rửa sâu bên trong sẽ gây mất cân bằng độ pH.
- Hỗn hợp sau khi dùng nên bỏ ngay. Không nên hâm lại nước lá còn
dư, hay để qua đêm tái sử dụng.
Tham khảo:
Cao ích mẫu có tác dụng gì?
Có nên uống cao ích mẫu khi có kinh?
Những cách giữ vệ sinh vùng kín
Nấu lá trầu không rửa vùng kín thường được khuyên thực
hiện khi bạn gái bị mắc các bệnh nấm hay viêm nhiễm âm đạo. Để giữ
sức khỏe và đảm bảo môi trường vùng tam giác được cân bằng, bạn
nên:
- Rửa sạch vùng kín hàng ngày bằng nước sạch hoặc kết hợp dung
dịch vệ sinh phù hợp.
- Những ngày hành kinh cần thay băng vệ sinh thường xuyên (4
tiếng/lần). Mỗi lần thay nên rửa nhẹ nhàng vùng kín và lau khô bằng
khăn sạch.
- Không sử dụng các loại hóa mỹ phẩm dành cho những vùng da khác
như xà bông, dầu gội, sữa tắm... để vệ sinh vùng kín. Tránh trường
hợp bị tổn thương và mất cân bằng độ PH trong âm đạo.
Môi trường âm đạo luôn có dịch tiết ra để duy trì độ ẩm và cơ
chế tự làm sạch. Nếu bạn gái quá lạm dụng dung dịch vệ sinh, thụt
rửa sâu, rửa quá kỹ sẽ làm chết đi những loại vi khuẩn có ích. Đây
chính là cơ hội cho các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh phát triển
mạnh, dẫn đến các tình trạng khô rát, ngứa ngáy, nhiễm trùng âm
đạo.
Bác sĩ Tú Linh còn chia sẻ
với bạn thêm một vài thông tin về cơ chế tự làm sạch của âm
đạo:

Trong đường âm đạo của các bạn gái có một cơ chế bảo vệ để tránh bị
viêm nhiễm đó là các khuẩn hệ âm đạo. Các loại vi khuẩn tốt này,
đặc biệt là Lactobacillus sp, sử dụng các dưỡng chất trong âm đạo,
giữ cho âm đạo ở một mức pH an toàn trong khoảng từ 3,5 - 4,5, ngăn
ngừa việc trú đóng của các vi khuẩn gây bệnh.

Vùng kín là nơi nhạy cảm, do đó trước khi áp dụng bất cứ phương
pháp nào vệ sinh cho "cô bé" thì hội bạn gái cần phải tìm hiểu cẩn
thận hướng dẫn và các lưu ý. Mong rằng những chia sẻ về cách vệ
sinh vùng kín bằng lá trầu không đúng cách của Kotex
Girlspace trong viết này đã giúp bạn biết thêm phương pháp chăm sóc
sức khỏe vùng kín tự nhiên, an toàn và hiệu quả.
Tham khảo: Có kinh uống nước dừa được
không? Uống nước dừa khi có kinh có tác dụng gì?
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác tại Kotex GirlSpace hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để nhận tư vấn thêm về
chủ đề mình quan tâm.