Hiện nay, trên toàn thế giới, có rất nhiều bạn gái đang gặp vấn
đề viêm âm đạo nhưng thờ ơ với tình trạng của mình. Vậy làm sao để
nhận biết dấu hiệu viêm âm đạo và phòng ngừa căn bệnh này? Hội bạn
gái hãy cùng Kotex GirlSpace tìm hiểu trong bài viết dưới đây
nhé.
Tham khảo: Dấu hiệu mất trinh &
Nguyên nhân rách màng trinh
Khái quát về viêm âm đạo
Thống kê cho thấy có đến 60% các bạn gái trong độ tuổi sinh sản,
phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm âm đạo. Trong đó, có đến 65% tái
phát sau điều trị, 20% bị vô sinh, hiếm muộn.
Âm đạo là một khu vực nhạy cảm trên cơ thể con gái, có dạng ống
với một bên đầu là cổ tử cung, đầu còn lại là phần nối ra ngoài cơ
thể. Phần trong âm đạo được lót bằng một màng nhầy. Khi xảy ra các
triệu chứng viêm nhiễm, lớp màng này cũng là khu vực tổn thương
nặng nhất của âm đạo.
Viêm âm đạo là bệnh lý rất phổ biến, có thể bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân khác nhau. Hầu hết các bạn gái sẽ bị viêm âm đạo ít
nhất một lần trong đời, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác
nhau.
Tuy đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không điều
trị triệt để ổ viêm hoàn toàn bệnh có thể tái phát. Ngoài ra, các ổ
viêm có thể ăn luồng vào trong và gây bệnh cho buồng trứng, tử cung
hay các cơ quan quan trọng khác trong hệ sinh sản ở nữ giới.
Tham khảo: Nổi mụn ở vùng kín - bạn gái
phải làm gì?
Bệnh viêm âm đạo có những loại nào?
Trong y học, người ta phân bệnh viêm âm đạo ra thành nhiều loại
khác nhau. Cách phân loại này chủ yếu dựa vào nguyên nhân chính gây
ra bệnh.
Các loại viêm âm đạo:
- Viêm teo âm đạo: Nội mạc hoặc niêm mạc âm đạo sẽ mỏng hơn khi
nồng độ estrogen giảm trong thời kỳ mãn kinh, khiến nó dễ bị kích
thích và dẫn tới bị viêm.
- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Điều này là kết quả của sự phát triển
quá mức của các loại vi khuẩn trong âm đạo. Mật độ vi khuẩn âm đạo
lactobacilli của các bệnh nhân này sẽ thấp so với mức bình thường.
Lactobacilli là một loại vi khuẩn được sử dụng để duy trì số lượng
vi khuẩn có lợi trong cơ thể của bạn
- Trichomonas vagis: Được gọi tắt là Trich, bệnh được gây ra bởi
một ký sinh trùng đơn bào lây truyền qua đường tình dục. Ký sinh
trùng này gây nhiễm trùng các bộ phận khác của đường sinh dục, bao
gồm niệu đạo, nơi dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể.
- Candida albicans: Là một loại nấm men có khả năng làm nhiễm
trùng, gây bệnh nấm âm đạo. Nấm Candida ở trạng tháng bình thường
luôn tồn tại trong cơ thể người. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận
lợi sẽ phát triển và gây bệnh.
Tham khảo: Bí quyết dân gian giúp vệ
sinh vùng kín đúng cách
Dấu hiệu viêm âm đạo ở phụ nữ
Dưới đây là một số triệu chứng, dấu hiệu viêm âm đạo mà các bạn
gái có thể dễ dàng nhận biết:
Ngứa ngáy vùng kín
Âm đạo bị kích thích dẫn đến sưng tấy, nổi mẩn, đỏ, dễ chảy máu,
có lớp màng trắng bao phủ bên trong, nhiều trường hợp có biểu hiện
xuất huyết âm đạo ở mức độ nhẹ. Một số trường hợp bệnh nặng thấy có
các mụn nước nhỏ, mọc thành cụm. Thăm khám phụ khoa thấy cổ tử cung
có biểu hiện phù nề, sưng tấy.
Âm đạo, âm vật ngứa ngáy đến mức khiến nhiều bạn gái không kiềm
chế được phải gãi mạnh vào vùng kín gây tổn thương. Nguyên nhân
khiến âm đạo ngứa ngáy là do sự kích thích niêm mạc vùng kín khi bị
các tác nhân có hại tấn công. Biểu hiện ngứa âm đạo có thể là ngứa
âm ỉ, dai dẳng hoặc cơn ngứa xuất hiện theo từng đợt. Sau một thời
gian, cơn ngứa sẽ lan sâu vào bên trong.
Tham khảo: Lý do khiến "cô bé" thâm đen
bạn nên biết
Vùng kín có mùi hôi
Một trong những dấu hiệu điển hình của viêm âm đạo là xuất hiện
mùi hôi tanh ở vùng kín. Nhất là sau khi quan hệ tình dục thì mùi
hôi càng nặng hơn do sự phát triển và phân hủy của vi khuẩn, nấm
hoặc ký sinh trùng trong âm đạo.
Khí hư bất thường
Tình trạng khí hư bất thường là một trong những dấu hiệu viêm âm
đạo thường gặp. Thông thường, khí hư có màu trắng trong, không màu,
không mùi, chỉ tiết ra một lượng nhất định và nhiều hơn vào thời
điểm trước khi rụng trứng.
Tuy nhiên, nếu nhận thấy khí hư ở vùng kín tiết ra nhiều bất
thường, có sự thay đổi màu sắc như màu vàng, trắng đục, xanh, nâu
hoặc nâu đỏ do lẫn máu kèm mùi hôi, tanh khó chịu, có dạng đặc
quánh hoặc loãng thì có thể các bạn gái đã bị viêm phụ khoa ghé
thăm, trong đó có bệnh viêm âm đạo. Khí hư bất thường biểu hiện rõ
rệt hơn sau khi bạn gái quan hệ tình dục. Ngoài ra, có thể thông
qua biểu hiện của khí hư để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh:
- Viêm âm đạo do nấm Candida: Khí hư có màu trắng đục như váng
sữa, dạng đặc, dính theo mảng ở môi nhỏ, môi lớn, ở thành âm đạo.
Vùng kín ngứa rát, ban đỏ, phù nề, đau rát khi đi tiểu, sau khi
giao hợp.
- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Khí hư có màu đục, trắng hoặc xám, là
một lớp màng mỏng, có mùi hôi như mùi cá ươn và trở nên nặng hơn
sau khi giao hợp.
- Viêm âm đạo do trùng roi: Khí hư dạng loãng, có bọt, có màu
vàng hoặc xanh, có mùi hôi, âm đạo, âm hộ ngứa và đau, có cảm giác
như có con gì trong âm đạo, đau khi quan hệ tình dục. Ở một số bạn
gái còn có triệu chứng khó chịu ở bụng dưới.
Tham khảo: Cách chăm sóc da tuổi dậy thì
tốt nhất
Đau khi quan hệ
Các bạn gái sẽ có cảm giác đau đớn, khó chịu khi quan hệ tình
dục do viêm mạc lúc này bị kích ứng. Ngoài ra, nếu đau đớn đi kèm
các biểu hiện bất thường như khí hư ra nhiều, có màu lạ, mùi hôi…
thì bạn nên đi thăm khám ngay nhé! Bởi rất có thể đây là biểu hiện
của bệnh viêm âm đạo đấy.
Tham khảo: Ăn gì để cung cấp đủ canxi
cho cơ thể?
Khó khăn khi đi tiểu
Mỗi khi đi vệ sinh, nước tiểu sẽ dính vào khu vực tổn thương,
viêm nhiễm, lở loét,… khiến các bạn gái cảm thấy tiểu đau, tiểu
buốt, tiểu rát. Cảm giác này sẽ vô cùng khó chịu, gây đau đớn cho
các bạn gái.
Chẩn đoán nguyên nhân gây viêm âm đạo
Để chẩn đoán viêm âm đạo, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe và
tiền sử bệnh của bạn. Họ có thể sẽ lấy mẫu khí hư để xác định
nguyên nhân gây viêm nhiễm.
Nguyên nhân của căn bệnh còn có thể được chẩn đoán bằng cách
kiểm tra mật độ xuất hiện của dịch âm đạo, nồng độ pH, các amin dễ
bay hơi (khí gây ra mùi hôi) và các tế bào lạ.
Phương pháp điều trị viêm âm đạo
Cách điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Thông
thường, các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hoặc uống kháng sinh, thuốc
chống nấm hoặc bôi kem kháng khuẩn tùy theo tình trạng và nguyên
nhân gây bệnh.
Một số loại thuốc thường được sử dụng giúp phục hồi sức khỏe từ
căn bệnh này là:
- Kem Cortisone để điều trị kích ứng nghiêm trọng.
- Thuốc kháng viêm Histamine, nếu viêm âm đạo xuất hiện bắt nguồn
từ phản ứng dị ứng.
- Kem estrogen, nếu viêm âm đạo là do nồng độ estrogen thấp.
- Thuốc Butoconazole và Clotrimazole để điều trị nhiễm nấm.
- Thuốc kháng sinh như Metronidazole hoặc Clindamycin để chữa
viêm âm đạo do vi khuẩn tấn công.
Chẳng may bạn bị viêm âm đạo trong quá trình mang thai thì cần
phải báo ngay cho bác sĩ vì viêm âm đạo có thể ảnh hưởng đến thai
nhi và một số phương pháp điều trị có thể không phù hợp cho mẹ
bầu.
Những lưu ý để phòng ngừa viêm âm đạo xảy ra
Để có thể giúp ngăn ngừa viêm âm đạo, các bạn gái cần lưu ý thực
hiện như sau:
- Giữ vệ sinh tổng thể tốt.
- Sử dụng xà phòng có chất tẩy rửa nhẹ và không có mùi hương để
tránh gây ra tình trạng kích ứng.
- Mặc đồ lót bằng cotton.
- Tránh thụt rửa sâu âm đạo.
- Lau từ trước ra sau để tránh lây lan vi khuẩn từ hậu môn đến âm
đạo.
- Mặc quần áo rộng.
- Quan hệ tình dục có sử dụng biện pháp an toàn.
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi cần thiết.
Đế phòng tránh viêm âm đạo, hội bạn gái hãy thường xuyên giữ vệ
sinh vùng kín của mình nhé! Bài viết trên là những thông tin khái
quát về bệnh viêm âm đạo và các dấu hiệu nhận biết. Ngoài ra, bạn
có thể tham khảo thêm một số thông tin khác tại Kotex
GirlSpace hoặc gửi câu hỏi về Góc
chuyên gia nhé!.