
Hút thuốc lá gây biến đổi DNA
và tạo ra các khối u khi tuổi đời còn rất trẻ.
Theo các nhà nghiên cứu, hút thuốc
lá làm cho quá trình sản xuất protein FANCD2 có trong các tế bào
phổi diễn ra rất chậm, trong khi loại protein này lại đóng vai trò
chủ chốt trong việc phục hồi những DNA đã bị phá hủy và loại bỏ
những tế bào độc hại có thể gây ung thư.
Bằng cách tái tạo một bầu phổi của người hút thuốc lá, nhóm nghiên
cứu đã theo dõi những tác động của việc hút thuốc lá đối với các
loại protein khác trong các tế bào. Họ nhận thấy mức FANCD2 ở đây
quá thấp và DNA có thể bị phá hủy bất cứ lúc nào.
FANCD2 là một yếu tố quan trọng trong "gia đình" các loại protein
liên quan đến bệnh thiếu máu. Những người rơi vào tình trạng này
thường thiếu hụt các loại protein và có thể phát triển các khối u
ác tính khi tuổi đời còn rất trẻ.
Các tế bào phổi với lượng FANCD2 cao sẽ có sức đề kháng tốt đối
với những tác hại do thuốc lá gây nên. Vì vậy, loại prôtêin này
được cho là quan trọng nhất. Kết quả nghiên cứu này làm tăng lên hy
vọng có thể cải thiện phương pháp chữa trị căn bệnh ung thư
phổi.
Bác sĩ Laura Hays cho biết, kết quả này đã chỉ ra vai trò quan
trọng của FANCD2 trong việc bảo vệ tế bào phổi khỏi những tác động
của thuốc lá và giải thích tại sao thuốc lá lại gây hại đối với
những tế bào này.
Theo bác sĩ Lesley Walker - giám đốc phụ trách mảng thông tin về
căn bệnh ung thư ở tổ nghiên cứu Cancer Research UK, hút thuốc lá
là nguyên nhân lớn nhất gây ra chứng ung thư và 9 trong số 10
trường hợp đó là ung thư phổi.
Tuy nhiên, sau 5 năm bỏ thuốc, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch sẽ
giảm đi một nửa ở những người hút thuốc, và sau 10 năm nguy cơ ung
thư phổi có thể giảm đi một nửa.