Vi khuẩn HPV là tác nhân phổ biến trong các bệnh lây truyền qua
đường tình dục nhưng không phải bạn nữ nào cũng biết vi khuẩn HPV
là gì, xét nghiệm HPV là gì hay tiêm phòng vắc xin HPV có tác dụng
ra sao. Cùng Kotex GirlSpace và bác
sĩ Bùi Thị Thu Hà giải đáp các thắc mắc thường gặp về vi khuẩn
HPV trong bài viết dưới đây bạn gái nhé!
Tham khảo: Bệnh sùi mào gà ở nữ: nguyên
nhân, triệu chứng và cách chữa
Vi khuẩn HPV là gì?
Vi khuẩn HPV là viết tắt của Human Papilloma Virus. HPV thuộc họ
Papovaviridae, là một trong những tác nhân phổ biến của bệnh lây
truyền qua tình dục.
HPV phân bố rộng rãi và được phát hiện trên cả động vật và con
người. Có hơn 200 type virus HPV khác nhau, trong đó 85 cấu trúc
gene đã được mô tả đặc tính đầy đủ và hơn 120 cấu trúc gene mới
được phân lập.
Tùy theo cơ quan đích, có 2 nhóm HPV:
- Nhóm HPV trên da: da bàn tay và bàn chân
- Nhóm HPV trên niêm mạc: niêm mạc môi, miệng, đường hô hấp và
biểu mô sinh dục.
Tham khảo:
Có nên sử dụng thuốc nội tiết tố nữ?
Chẩn đoán HPV như thế nào?
Có hơn 40 type HPV có thể lây truyền qua hoạt động tình dục trực
tiếp, từ da và niêm mạc người bị nhiễm sang da và niêm mạc của bạn
tình.
Xét nghiệm HPV là gì? Chẩn đoán HPV-DNA PCR chuyên biệt: phân
định các type HPV và thường được thực hiện chung với tế bào học
cổ tử cung (PAP's) trong bối cảnh của co-testing trong tầm soát
ung thư cổ tử cung.
Tham khảo: Vì sao khí hư có mùi hôi
tanh? Cách trị huyết trắng có mùi hôi
Trong các HPV tấn công niêm mạc sinh dục, các HPV có liên quan
đến ung thư cổ tử cung và những tổn thương tiền ung thư nên chia
thành 2 nhóm:
Vi khuẩn HPV có nguy hiểm không?
Tùy thuộc chủng HPV bị nhiễm qua đường sinh dục, có 3 tình huống
sau xảy ra:
- Condyloma accuminatum (mụn cóc): do virus HPV-6 và HPV-11.
Không triệu chứng, tự thoái triển sau 3-4 tháng, không hóa ác. Có
thể điều trị bằng cắt bỏ hoặc thuốc tại chỗ như 0.5% podophyllin
hay 5% imiquimod
- Nhiễm HPV không hoạt động + PAP's bình thường: nhiễm HPV tiềm
ẩn, không hoạt động, thường do HPV 6,11 và các nhóm khác.
- Nhiễm HPV dẫn đến thay đổi tế bào cổ tử cung gây tân sinh:
HPV type 16, 18, 31 và 45 thường gặp trong các tế bào ác tính của
ung thư cổ tử cung. HPV ức chế các hoạt động gây chết (apoptosis)
của tế bào chuyển sản và can thiệp trên điều hòa tăng trưởng của
các tế bào này, kết quả dẫn đến dị sản và ung thư.
Tham khảo:
Nguyên nhân đau vú - Đau ngực
ở nữ là bệnh gì?
Đối tượng nguy cơ nhiễm HPV
- Có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục sớm, tiền căn bệnh lý lây
truyền qua tình dục
- Nguy cơ nhiễm HPV thay đổi theo tuổi. Sự lây nhiễm HPV tường
xảy ra ở tuổi hoạt động tình dục từ 18-30 tuổi, sau đó giảm nhanh.
Lý do hiện tượng chuyển sản của cổ tử cung lộ tuyến, chỉ xảy ra
mạnh nhất trong thời kỳ trước 30 tuổi, tức vào tuổi dậy thì và lần
mang thai đầu tiên. HPV sẽ tấn công vào các tế bào chuyển sản non,
từ đó gây nhiễm HPV trên các tế bào này.
Tham khảo:
Nội tiết tố nữ là gì? Suy
giảm và cách cân bằng nội tiết tố nữ
HPV có thể chữa trị được không?
Phần lớn nhiễm HPV là lành tính, thoáng qua và ít nguy cơ tiến
triển tiếp tục thành ung thư. Nhiễm HPV có thể tự khỏi, tự
thanh thải nếu cơ thể có đáp ứng miễn dịch tốt.
Chỉ một số ít nhiễm HPV kéo dài, từ 1 đến 2 năm sau lần nhiễm
đầu tiên, mới dẫn đến tăng nguy cơ phát triển thành tân sinh trong
biểu mô cổ tử cung hoặc ung thư cổ tử cung sau này, bất kể tuổi của
người phụ nữ. Các yếu tố xác định nhiễm HPV dai dẳng vẫn chưa được
hiểu biết hoàn toàn. Các yếu tố thuận lợi khác được biết đến là hút
thuốc lá, suy giảm miễn dịch, và nhiễm virus HIV… vì chúng làm suy
yếu khả năng thanh thải HPV.
Tham khảo: Pap là gì? Xét nghiệm
Papsmear sàng lọc ung thư cổ tử cung
Tiêm phòng vắc xin HPV như thế nào?

Vaccine ngừa HPV hoạt động trên cơ chế kích hoạt miễn dịch tế
bào sản xuất kháng thể chuyên biệt type với protein capsid L1 của
HPV (tổng hợp bằng công nghệ VLP). Vaccine ngừa HPV giúp kích thích
cơ thể sản sinh ra các kháng thể, từ đó hỗ trợ ngăn chặn vi-rút lây
nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh khác trong cơ thể các bạn gái khi
cơ thể có nguy cơ tiếp xúc với vi-rút HPV.
Hiện nay, có 3 nhóm vaccine được lưu hành thương mại là vaccine
nhị giá, vaccine tứ giá, và vaccine cửu giá với các loại kháng
nguyên L1 capsid khác nhau. Các bạn gái có thể tìm hiểu thêm thông
tin từ bác sĩ phụ khoa hoặc tại các trung tâm tiêm phòng.
Tham khảo: Âm hộ là gì? Chức năng của âm
hộ? Phân biệt âm hộ âm đạo
Sử dụng vaccine HPV theo ACIP: Không
cần làm các test tầm soát yếu tố nguy cơ như Pap's test, HPV DNA,
kháng thể HPV trước khi tiêm.
Các đối tượng được tiêm phòng thường quy
- Tiêm phòng thường qui:
- Trẻ gái 11-12 tuổi: bắt đầu từ năm 9 tuổi. Có thể dùng 2vHPV,
4vHPV hoặc 9vHPV.
- Trẻ trai 11-12 tuổi: có thể bắt đầu từ năm 9 tuổi. Vaccine chọn
dùng là 4vHPV.
- Nếu chưa được tiêm phòng thường qui:
- Nữ: Khuyến cáo tiêm phòng đến hết năm 26 tuổi.
- Nam:
- Khuyến cáo tiêm phòng đến 21 tuổi.
- Nếu có quan hệ tình dục đồng tính, người chuyển giới: nên tiêm
đến 26 tuổi, nếu chưa được tiêm đầy đủ trước đó.
- Trẻ em bị tấn công hay lạm dụng tình dục: bắt đầu tiêm từ 9
tuổi.
Tham khảo:
Nhân xơ tử cung là gì, có
nguy hiểm không, mang thai được không?
Các đối tượng không thường qui:
- Những phụ nữ đã quan hệ tình dục, tiền căn tế bào học cổ tử
cung bất thường hay mụn cóc vẫn có thể có lợi từ việc tiêm phòng
HPV.
- Những phụ nữ đã nhiễm 1 chủng virus HPV trước đó, nếu tiêm
vaccine HPV sẽ ít hiệu quả với chủng virus HPV đó, nhưng vẫn
tạo kháng thể bảo vệ đối với những type HPV mà họ chưa nhiễm.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác tại Kotex GirlSpace hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để nhận tư vấn thêm về
chủ đề mình quan tâm.