Thông thường, nếu các cô nàng ra máu trước kỳ kinh 5 ngày hay 2
ngày, nguyên nhân có thể do tác dụng phụ của biện pháp tránh thai
hay dấu hiệu báo trước các bệnh lý. Vậy nếu các cô nàng gặp phải
tình trạng này thì nên làm thế nào, ra máu bất thường có nguy hiểm
gì đến sức khỏe không? Nhiều bạn gái còn lo lắng ra máu
giữa chu kỳ kinh nguyệt
có thai không. Cùng Kotex GirlSpace tìm hiểu và giải đáp các vấn đề
như ra máu ngày rụng trứng, mới hết kinh 1 tuần lại ra máu trong
bài viết dưới đây nhé!
Tham khảo: Bị trễ kinh nhưng thử que
không có thai? Trễ kinh bao lâu thì thử que chính
xác?
Vì sao ra máu trước kỳ kinh 5 ngày?
Chu kỳ kinh của mỗi người sẽ khác nhau, thông thường sẽ dao động
từ 21 đến 35 ngày và thời gian hành kinh sẽ thay đổi tùy vào từng
cơ địa của từng bạn gái. Hầu hết các chị em sẽ có thời gian hành
kinh từ 3 đến 7 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn nữ có chu kỳ chỉ 21 ngày
thì đây là tình trạng kinh nguyệt sớm, điều này có thể dẫn đến một
số nguy cơ về bệnh lý mà các nàng có thể chưa biết.
Mất cân bằng hormone là yếu tố gây ra tình trạng ra máu trước kỳ
kinh của bạn gái, hay báo hiệu các bệnh lý như viêm nhiễm âm đạo,
nghiêm trọng hơn là ung thư. Do đó, nếu bạn gặp tình trạng ra máu
trước khi hành kinh thì nên đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng
tốt nhé.
Tham khảo: Đau đầu tí sau rụng trứng là
mang thai? Đau lưng đau bụng ngày rụng trứng
Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không?
Có khoảng 30% chị em gái sẽ gặp phải tình trạng chảy máu trong
giai đoạn đầu thai kỳ. Nếu bạn nữ thắc mắc ra máu giữa chu kỳ kinh
có thai không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể đấy nhé. Đây cũng
được xem là một trong các dấu hiệu nhận biết vấn đề mang thai sớm,
nhưng nhiều cô nàng lại nhầm lẫn đây là máu khi đến chu kỳ
kinh.
Chắc hẳn nhiều nàng lúc này sẽ thắc mắc làm thế nào để phân biệt
máu kinh và máu báo thai đúng không nào. Màu sắc của máu trong giai
đoạn đầu thai kỳ thường có màu nâu hoặc hơi hồng hồng. Lượng máu sẽ
chảy đều trong 1 vài ngày, sau đó thì sẽ ngưng như chu kỳ kinh bình
thường. Còn đối với máu kinh thì sẽ có màu đỏ sẫm, chảy nhiều trong
vòng 3 ngày và giảm dần trong 5 ngày hoặc hơn. Khi có kinh, các bạn
nữ thường gặp các triệu chứng như mỏi lưng, đau bụng âm ỉ hoặc căng
tức ngực.
Tham khảo: Có nên dùng thuốc trị rong
kinh? Bị rong kinh nên ăn gì uống gì?
Tùy vào từng cơ địa mà thời gian thụ thai của mỗi người sẽ khác
nhau. Nếu các nàng quan hệ trong những ngày cuối chu kỳ thì sẽ có
nguy cơ mang thai. Sau 7 đến 14 ngày, các bạn gái sẽ ra máu bất
thường và kéo dài trong một vài ngày. Do đó, để chắc chắn tình
trạng ra máu giữa kỳ kinh có phải do mang thai hay không thì các
nàng nên sử dụng que thử thai hoặc đến bệnh viện kiểm tra để có kết
quả chính xác hơn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ra máu giữa kỳ kinh hay ra
máu trước kỳ kinh 2 ngày là do vấn đề rụng trứng gây ra.
Một số chị em sẽ tăng dịch âm đạo khi vào giai đoạn rụng trứng,
nồng độ estrogen sẽ giảm đi và không thể sản sinh ra đủ hormone, từ
đó xuất hiện hiện tượng ra máu giữa chu kỳ.
Nếu bạn gái ra máu nhưng không mang thai thì nguyên nhân cũng có
thể là do mắc các bệnh lý hoặc quá lạm dụng thuốc tránh thai khiến
lượng hormone trong cơ thể không ổn định. Để biết chính xác vì sao
ra máu bất thường, nguyên nhân nào khiến ra máu giữa chu kỳ thì
cách tốt nhất là đến bệnh viện khám nhé các bạn.
Tham khảo: Dùng cốc nguyệt san có bị
rộng không? Tác hại của cốc nguyệt san
Ra máu ngày rụng trứng biểu hiện như thế nào?
Rụng trứng có ra máu không hay ra máu ngày rụng trứng có biểu
hiện gì? Biểu hiện và thời gian rụng trứng của mỗi nàng sẽ khác
nhau. Một số chị em sẽ không nhận thấy các dấu hiệu rõ ràng khi tới
ngày rụng trứng bị ra máu. Một số khác thì có ngày rụng trứng chính
xác và chưa có sự thay đổi nhiều trong cơ thể giữa các chu kỳ. Mang
thai là dấu hiệu có liên quan đến việc rụng trứng của các chị em,
do đó cần theo dõi về thời gian này để bạn có thể mang thai nhanh
hơn hoặc có biện pháp tránh thai phù hợp.
Một số dấu hiệu ra máu ngày rụng trứng
Xuất hiện chất dịch cổ tử cung
Khi các nàng nhận thấy chất nhầy như lòng trắng trứng thì đó là
dấu hiệu báo về ngày rụng trứng. Thông thường trong giai đoạn này
sẽ không ra máu nhưng nếu bạn thiếu hormone hay mắc các bệnh như
viêm âm đạo, cổ tử cung thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng ra máu bất
thường.
Tham khảo: Giai đoạn hoàng thể là gì và
những điều cần biết
Cơ thể thay đổi nhiệt độ
Hầu hết các cô nàng sẽ nghĩ nhiệt độ cơ thể không liên quan đến
vấn đề ra máu ngày rụng trứng đúng không nào? Tuy nhiên, vào thời
kỳ này, thân nhiệt sẽ giảm nhẹ để báo hiệu kỳ rụng trứng đã đến,
chuẩn bị cho giai đoạn hành kinh. Khi rụng trứng, nồng độ estrogen
giảm nhưng kịp điều tiết để thành chu kỳ nên sẽ xuất hiện tình
trạng ra máu. Vấn đề này thường gặp ở các cô nàng có chu kỳ ngắn,
từ 15-20 ngày.
Nguyên nhân ra máu bất thường giữa chu kỳ
Sử dụng thuốc tránh thai
Ảnh hưởng của thuốc tránh thai đến cơ địa mỗi chị em sẽ khác
nhau. Thông thường, khi sử dụng thuốc sẽ không gặp vấn đề gì, nhưng
nếu thay đổi hình thức tránh thai hoặc sử dụng quá nhiều cùng lúc
sẽ gây ra tình trạng ra máu bất thường giữa chu kỳ hay ra máu
trước kỳ kinh 5 ngày.
Tham khảo: Mooncup hay cốc nguyệt san là
gì? Cách sử dụng cốc nguyệt san
Căng thẳng quá mức
Stress không chỉ ảnh hưởng không tốt đến tinh thần của bạn gái
mà còn khiến hoạt động của cơ quan sinh sản bị rối loạn. Vì khi
căng thẳng quá mức, cơ thể không sản sinh ra nồng độ estrogen,
progesterone để trở thành chu kỳ kinh. Lúc này, bạn gái có thể gặp
tình trạng ra máu trước kỳ kinh 2 ngày hay 5 ngày hoặc trễ kinh tuỳ
theo cơ địa từng người.
Thiếu hormone
Hormone rối loạn là nguyên nhân đến việc suy giảm estrogen, dẫn
đến tình trạng chưa tới ngày kinh mà ra máu. Ngoài ra, nếu nội tiết
tố không ổn định, các nàng còn gặp hiện tượng chuột rút.
Buồng trứng đa nang
Buồng trứng có nhiều nang là một trong các nguyên nhân dẫn đến
ra máu bất thường. Các nang lúc này không phát triển đúng theo chu
kỳ để tạo ra kinh nguyệt. Thay vì đó sẽ phát triển tùy thuộc vào
lượng hormone trong cơ thể, từ đó dẫn đến việc ra máu giữa chu kỳ
nếu nội tiết tố đạt đến mức nhất định.
Bệnh lý
Vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu và
bạn gái sẽ ra máu mặc dù chưa đến chu kỳ kinh. Ngoài ra, một dấu
hiệu cảnh báo ung thư sớm mà bạn nữ không thể bỏ qua đó là có các
khối u hay chảy máu bất thường không thể kiểm soát.
Ra máu bất thường có nguy hiểm?
Nếu chưa đến kỳ kinh nhưng các bạn gái lại chảy máu thì đây
chính là tình trạng ra máu bất thường. Các cô nàng thường nhầm lẫn
rằng kinh nguyệt của mình đến sớm thời điểm đó chưa đến chu kỳ
kinh.
Các triệu chứng ra máu bất thường sẽ thay đổi tùy theo từng loại
bệnh với thời gian khác nhau. Thời gian chảy máu có thể diễn ra
trong vài ngày hoặc vài tuần, cùng với triệu chứng như rát hoặc
ngứa. Một số trường hợp ra máu nhưng không nghiêm trọng, diễn ra
ngay trong chu kỳ kinh nguyệt nên các bạn gái thường không nhận ra
tình trạng đó có phải bình thường hay không.
Những điều bạn gái cần làm
Khi gặp tình trạng ra máu bất thường, chị em không cần quá lo
lắng nhưng cũng không nên chủ quan nhé. Nên đi khám càng sớm càng
tốt để được chẩn đoán kịp thời vấn đề mà bản thân đang gặp phải.
Nếu ra máu bất thường hay mới hết kinh 1 tuần lại ra máu kèm theo
đau bụng dữ dội thì đến bệnh viện để thăm khám ngay.
Các chị em cũng cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, nghỉ ngơi đều
đặn và nên khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe của bản thân
không gặp vấn đề gì nhé!
Nếu gặp tình trạng ra máu trước kỳ kinh 5 ngày thì bạn nữ đừng
vội lo lắng nhé. Vấn đề này không quá nghiêm trọng nhưng bên cạnh
đó cũng không nên chủ quan. Ra máu giữa chu kỳ có thể do lượng
hormone rối loạn, có lối sống không lành mạnh hay thậm chí là dấu
hiệu mang thai. Đến bệnh viện để kiểm tra sự nếu nhận thấy cơ thể
có điều bất thường thay vì tự chẩn đoán tại nhà nhé!
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác tại Kotex GirlSpace hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để nhận tư vấn thêm về
chủ đề mình quan tâm.