Nhiều bạn lo lắng đau đầu tí sau rụng là dấu hiệu mang thai.
Điều này có đúng không? Ngoài ra, bạn gái cũng có nhiều thắc mắc về
dấu hiệu rụng trứng như rụng trứng có đau bụng không hay rụng trứng
có đau lưng không và vì sao lại như thế. Hãy cùng Kotex GirlSpace
giải đáp các thắc mắc về dấu hiệu rụng trứng đau lưng, đau bụng hay
đau đầu tí trong bài viết sau nhé!
Tham khảo: Ra máu trước kỳ kinh 5 ngày?
Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không?
Chu kỳ rụng trứng diễn ra thế nào?
Sự rụng trứng diễn ra đều đặn mỗi tháng. Quá trình này bắt đầu
khi trứng được giải phóng từ buồng trứng. Nếu được thụ tinh, trứng
sẽ bắt đầu phân chia tế bào và di chuyển về tử cung. Nếu không được
thụ tinh, trứng sẽ thoái hóa và được đào thải ra ngoài cùng lớp
niêm mạc tử cung, còn được gói là hiện tượng kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh
nguyệt ở mỗi bạn gái sẽ có độ dài không giống nhau,
nhưng phổ biến nhất là chu kỳ từ 28 - 30 ngày. Thời điểm rụng trứng
lúc này là vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ. Nhìn chung, trứng sẽ
rụng vào thời điểm bốn ngày sau hoặc trước của điểm chính giữa chu
kỳ kinh nguyệt. Quá trình rụng trứng có thể xảy ra từ 28 đến 36 giờ
kể từ thời điểm cơ thể tiết ra nội tiết hoàng thể hóa (luteinizing
hormone).
Tham khảo: Bị trễ kinh nhưng thử que
không có thai? Trễ kinh bao lâu thì thử que chính xác?
Những cơn đau thường gặp trong ngày rụng trứng
Trong chu kỳ rụng trứng, hàm lượng hormone progesterone sẽ tăng
lên. Sự thay đổi này được xem là có liên quan đến hiện tượng đau
ngực trong quá trình rụng trứng. Có một số bạn gái sẽ có dấu hiệu
đau nửa đầu, đau bụng khi rụng trứng. Những cơn đau này thường xảy
ra 2 tuần trước khi bắt đầu có kinh nguyệt.
Đau đầu ngực
Đa số các bạn gái thường thấy đau ngực trước thời điểm rụng trứng, nhưng
thường chấm dứt sau một hoặc hai ngày. Nếu bạn bị đau đầu tí sau
rụng trứng, có thể là một dấu hiệu sớm cho biết bạn đang mang thai.
Đặc biệt khi quan sát phần ngực, sẽ thấy quầng vú sẫm màu, ngực
căng tức, nhạy cảm, kích thước lớn hơn bình thường…
Nếu nghi ngờ mang thai, bạn gái có thể theo dõi thêm các triệu
chứng đặc trưng khác của thai kỳ như chậm kinh 5-7 ngày, ra máu báo
thai, buồn nôn… Tốt nhất bạn gái có thể dùng que thử thai để kiểm
tra.
Nếu không có thai nhưng tình trạng đau đầu ngực kéo dài bạn nên
đến cơ sở y tế thăm khám cẩn thận, tìm đúng nguyên nhân và được bác
sĩ chỉ định cách điều trị.
Tham khảo: Có nên dùng thuốc trị rong
kinh? Bị rong kinh nên ăn gì uống gì?
Đau lưng
Rụng trứng có đau lưng không? Có một số bạn sẽ gặp đau lưng mỗi
khi rụng trứng trong khi số khác lại không. Ngoài ra vùng lưng bị
đau của mỗi người cũng rất khác nhau.
Khi bạn cảm thấy đau vùng lưng khi đến gần ngày rụng trứng thì
tình trạng này chỉ diễn ra trong vòng từ 2 - 4 ngày. Đặc điểm của
đau lưng ngày rụng trứng là cơn đau tập trung ở vùng thắt lưng,
khiến bạn phải ấn tay mạnh vào mới cảm thấy dễ chịu. Cơn đau sẽ dữ
dội vào ngày đầu tiên và giảm dần qua các ngày tiếp theo.
Nhìn chung, dấu hiệu rụng trứng đau lưng không phổ biến bởi vì
không phải bạn gái nào cũng gặp. Điều này tùy thuộc vào cơ địa mỗi
người.
Tham khảo: Dùng cốc nguyệt san có bị
rộng không? Tác hại của cốc nguyệt san
Đau bụng
Đau bụng khi rụng trứng còn được gọi là hiện tượng đau vùng chậu
và bụng dưới trong quá trình rụng trứng. Đau bụng ngày rụng trứng
có cường độ từ co thắt nhẹ đến khó chịu nghiêm trọng, có thể kéo
dài từ vài chục phút đến vài giờ. Đau bụng khi trứng rụng là hiện
tượng không phải bạn gái nào cũng gặp phải. Cường độ đau còn tùy
thuộc vào việc buồng trứng sẽ giải phóng trứng như thế nào trong
chu kỳ đó.
Cơn đau do rụng trứng xảy ra ở cả bên phải hoặc bên trái phần
bụng dưới (tuỳ theo trứng rụng từ buồng trứng bên nào), cảm giác có
thể đau buốt, đau căng tức hoặc đau nhói vùng bụng. Không có một
mẫu số chung cho trường hợp này, cơn đau có thể đổi bên vào mỗi
tháng, nhưng cũng có thể chỉ đau chủ yếu ở một bên bụng dưới. Bác
sĩ cũng có thể thực hiện kiểm tra bụng và xương chậu để giúp loại
trừ các nguyên nhân gây đau khác, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung
hoặc u nang trên buồng trứng.
Tham khảo: Giai đoạn hoàng thể là gì và
những điều cần biết
Nếu cơn đau của bạn nghiêm trọng hoặc nếu bác sĩ nhận thấy có
bất kỳ sự bất thường nào trong quá trình kiểm tra thì có thể yêu
cầu xét nghiệm máu hoặc siêu âm hoặc chụp X-quang để giúp chẩn đoán
xác định nguyên nhân cơn đau.
Tuy nhiên, với một vài bạn gái, đau bụng vào kỳ rụng trứng có
thể là biểu hiện của hội chứng đa nang buồng trứng, xơ buồng trứng
hoặc lạc nội mạc tử cung. Để kiểm tra, bạn nên ghi chép lại một
cách chính xác chu kỳ kinh nguyệt của mình với các triệu chứng cơn
đau cụ thể, mức độ và thời gian kéo dài cơn đau để theo dõi.
Bác sĩ sẽ dựa trên những ghi chép nói trên cùng với lịch sử bệnh
tật của bạn để kiểm tra sơ bộ bên ngoài nhằm xác định nguyên nhân.
Nếu bạn bị đau nặng hoặc phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường sau
khi kiểm tra sơ bộ, bác sĩ có thể tiến hành siêu âm bụng dưới hoặc
siêu âm đầu dò âm đạo, thử máu hoặc chụp X-quang, thậm chí phải
phẫu thuật nội soi để giải quyết vấn đề.
Tham khảo: Mooncup hay cốc nguyệt san là
gì? Cách sử dụng cốc nguyệt san
Các dấu hiệu khác
Ngoài các biểu hiện trên, khi ngày rụng trứng đến gần, bạn gái
sẽ thấy vùng kín xuất hiện dịch nhầy màu trắng trong nhiều hơn hẳn
ngày bình thường. Dịch nhầy cổ tử cung thường có dạng đặc, có thể
kéo dãn được, trong suốt đến hơi ngả vàng. Sau khi qua giai đoạn
rụng trứng, lượng dịch nhầy này sẽ giảm dần, đến sau chu kỳ kinh
nguyệt thì về mức thấp nhất.
Mức độ tăng hoocmon progesterone có thể ảnh hưởng đến tâm trạng
và cơ thể của bạn. Trong những ngày này, bạn gái sẽ thấy bản thân
mình có chút thay đổi như thèm ăn, chướng bụng, đau nhức cơ, ngực
trở nên nhạy cảm, nhu cầu sinh lý tăng…
Giảm đau bụng thế nào?
Với bạn gái nào hay gặp tình trạng đau bụng ngày rụng trứng, các
hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga có thể giúp bạn gái
giảm đau trong những ngày rụng trứng hay khi có kinh nguyệt
Ngoài ra, các bạn gái có thể dùng thuốc giảm đau và dành thời
gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Phương pháp chườm nóng hoặc tắm nước ấm
cũng rất hiệu quả. Thuốc ngừa thai cũng giúp bạn ức chế được những
cơn đau rụng trứng nhưng bạn cần sự tư vấn từ bác sĩ nếu muốn áp
dụng cách giảm đau này. Hãy cẩn thận nếu thấy cơn đau rụng trứng
kéo dài hơn 3 ngày, hoặc đi kèm với chảy máu và tiết dịch nhiều.
Nếu gặp trường hợp này, bạn nên đi khám ngay nhé!
Tuy không gây nhiều rắc rối như kinh nguyệt, thế nhưng với một
vài bạn gái ngày rụng trứng cũng có những phiền toái riêng. Hy vọng
qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng đau đầu, đau
lưng hay đau đầu tí sau rụng trứng và cũng như biết cách xử lý cơn
đau rồi nhé!
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác tại Kotex GirlSpace hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để nhận tư vấn thêm về
chủ đề mình quan tâm.