Ăn gì để điều hoà kinh nguyệt - Ăn gì để kinh nguyệt đều?
Không cần sử dụng thuốc mà kinh nguyệt đều đặn, có thật không?
Vậy ăn gì để điều hoà kinh nguyệt hay ăn gì để kinh nguyệt đều?
Cùng Kotex GirlSpace tìm hiểu về thực phẩm điều hoà kinh nguyệt
trong bài viết sau nhé!
Tham khảo: Phụ nữ đến tháng nên ăn gì?
Ngày đèn đỏ nên ăn gì để khoẻ mạnh?
Ăn gì để điều hoà kinh nguyệt?
"Bỏ túi" ngay một số gợi ý bên dưới đây, để không còn phải lăn
tăn vì câu hỏi "Ăn gì để điều hoà kinh nguyệt?" nữa con gái
nhé!
1. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt sẽ là câu trả lời đầu tiên cho vấn đề ăn gì
để kinh nguyệt ra đều. Vốn rất giàu protein, vitamin nhóm B,
vitamin E, chất xơ và các dưỡng chất - ngũ cốc nguyên hạt như lúa
mạch, yến mạch, gạo lứt… sẽ là "trợ thủ đắc lực" giúp con gái cân
bằng nội tiết và điều hoà kinh nguyệt. Ngoài là thực phẩm điều hoà
kinh nguyệt, ngũ cốc nguyên hạt cũng là nguồn cung cấp magie dồi
dào, cho hội chị em giảm căng thẳng và mệt mỏi trong "ngày ấy", để
lúc nào cũng tràn đầy năng lượng phi thường.
Tham khảo: Tới tháng không nên ăn gì -
Ngày đèn đỏ nên kiêng ăn gì để khoẻ mạnh?
2. Cá có dầu
Những dòng cá có dầu hay còn gọi là cá béo như cá hồi, cá thu và
cá trích… chính là nguồn cung cấp hàm lượng lớn axit béo, protein
và omega-3. Nhờ đặc tính này mà cơ thể con gái sẽ được lưu thông
máu hiệu quả, cân bằng nội tiết để điều hoà kinh nguyệt.
Hơn nữa, omega-3 trong cá có dầu còn giúp chống viêm, giảm đau
bụng kinh và ngăn đầy bụng, khó tiêu khi "mùa dâu" đến. Chắc chắn
phải thêm vào danh sách ăn gì để kinh nguyệt ra đều rồi đúng không
con gái nè?
3. Các loại hạt
Nhắc đến ăn gì để điều hoà kinh nguyệt, chắc chắn hội bạn gái
không thể bỏ qua các loại hạt đặc biệt trong tự nhiên rồi. Bao
gồm:
- Hạt lanh: có lượng lignan dồi dào giúp cân bằng nội tiết cùng
estrogen, là thực phẩm điều hoà kinh nguyệt hiệu quả. Ngoài ra, hạt
lanh còn giàu chất xơ và axit béo omega-3 để hỗ trợ tiêu hoá và
tăng cường sức khoẻ cho con gái nữa đó!
- Hạt vừng: đứng nhất về hàm lượng dầu, sẽ giúp cân bằng hormone
và điều hoà kinh nguyệt cho con gái.
- Hạt thì là : cũng là một yếu tố giúp giảm mất cân bằng nội
tiết tố, chu kỳ kinh nguyệt
không đều ở chị em
Tham khảo: Quan hệ khi có kinh nguyệt có
ảnh hưởng gì không, có thai không?
4. Rau củ
Nhiều loại rau củ vô cùng quen thuộc nhưng hẳn con gái sẽ phải
bất ngờ khi biết chúng rất công dụng trong việc ăn gì để điều hoà
kinh nguyệt. Đầu tiên là cà rốt, với thành phần chính là beta
carotene giúp kiểm soát tốt lưu lượng máu chảy, giúp con gái giảm
tần suất đau và kinh nguyệt không đều - đồng thời bổ sung nhiều
chất sắt.
Sau đó là khổ qua: cực kỳ hữu ích để điều hoà kinh nguyệt cho
con gái nhờ công dụng thanh lọc và giải nhiệt cơ thể.
Tiếp đến, chính là rau mùi tây - một loại rau phổ biến trong các
bữa ăn. Ăn rau mùi tây sẽ giúp mang chu kỳ kinh nguyệt về quỹ đạo
ban đầu và ổn định hơn đấy con gái!
5. Gừng, nghệ
Đây rồi, hai bài thuốc dân gian lâu đời nhưng vẫn rất hữu dụng
cho "mùa dâu" của con gái! Trong khi gừng hỗ trợ điều hoà kinh
nguyệt và giảm đau nhờ khả năng giữ ấm cơ thể, nghệ lại làm điều đó
nhờ khả năng giúp quá trình lưu thông máu trong tử cung tốt hơn.
Gừng và nghệ chính là mảnh ghép hoàn hảo cho hành trình tìm kiếm ăn
gì để điều hoà kinh nguyệt của con gái nè.
Tham khảo: Tới tháng nên làm gì và không
nên làm gì để ngày đèn đỏ dễ chịu?
Các loại trái cây giúp điều hoà kinh nguyệt
Đu đủ ương
Đu đủ là loại trái cây rất phổ biến ở nước ta. Con gái thường rỉ
tai nhau về tác dụng làm đẹp da của đu đủ, nhưng không ngờ loại
trái cây này còn là thực phẩm điều hòa kinh nguyệt nữa đấy. Lưu ý
là bạn gái nên chọn loại đu đủ vừa mới chín tới, chúng có chứa loại
chất tác động trực tiếp lên tử cung giúp co thắt và đẩy lưu lượng
máu đến tử cung. Bằng cách này, chứng kinh nguyệt không đều sẽ tạm
lùi xa.
Trái lựu
Quả lựu có chứa rất nhiều hàm lượng chất phytoestrogen, có tác
dụng kích thích tử cung, điều hòa kinh nguyệt. Lựu còn là loại trái
cây dồi dào vitamin E, có tác dụng ngăn ngừa mụn trứng cá, chống
lão hóa, giúp phái đẹp có làn da tươi trẻ, mịn màng.
Quả nho
Những quả nho chín mọng, tươi ngon là nguồn cung cấp chất sắt
đáng kể cho người sử dụng. Chất sắt sẽ giúp bạn ngăn ngừa chứng
thiếu máu và có tác dụng trong việc điều hòa kinh nguyệt đối với
những người bị rối loạn kinh nguyệt do tình trạng thiếu máu gây
nên.
Mướp đắng
Mướp đắng là một trong những loại trái cây dễ tìm mà hiệu quả
giúp chúng mình điều trị hiệu quả chứng kinh nguyệt không đều. Bạn
gái có thể sử dụng mướp đắng như một món ăn, hoặc có thể ép lấy
nước để cho kết quả tốt hơn. Vào những lúc bị rối loạn kinh nguyệt,
bạn nên uống loại nước này hai lần mỗi ngày. Còn nếu khi chu kỳ đèn
đỏ đã đều trở lại, bạn có thể sử dụng 2 - 3 lần mỗi tuần. Ngoài ra,
mướp đắng cũng là loại trái cây giúp giải nhiệt cho cơ
thể.
Quả chà là
Chà là là một loài cây thuộc họ nhà cau, được trồng để lấy quả.
Quả chà là thường được pha với sữa uống để chữa chứng kinh nguyệt
không đều. Chà là rất giàu vitamin, chất sắt và các khoáng chất
khác. Nó được coi là một trong những thực phẩm tốt nhất để điều hòa
kinh nguyệt.
Ngoài sử dụng các loại trái cây như gợi ý trên đây, bạn gái
chúng mình nên kết hợp với việc tập một số động tác yoga, nghỉ ngơi
hợp lý, tránh các triệu chứng căng thẳng để có một sức khỏe tốt và
chu kỳ kinh nguyệt ổn định nhé.

3 món cháo giúp tăng cường sức khoẻ trong chu kỳ
Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể bạn gái luôn cảm thấy mệt mỏi
khiến mọi sinh hoạt bị ảnh hưởng. Những công thức nấu các món cháo
đơn giản sau sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe.
Bài 1: Cháo ích mẫu nấu đường đỏ
Nguyên liệu: Ích mẫu 120g, gạo ngon 50g, đường đỏ và nước đủ
dùng.
Cách làm: Ích mẫu cắt khúc, rửa sạch cho vào nồi đun sôi rồi bỏ
bã lấy nước. Gạo vo sạch, cho nước ích mẫu vào và nấu thành cháo.
Khi cháo nhừ, bạn cho đường đỏ vào, đun sôi là dùng được. Nên ăn
lúc đói và vào buổi sáng trong 5 ngày liên tục.
Công dụng: Món cháo ích mẫu có công dụng hoạt huyết hóa ứ, chữa
rối loạn kinh nguyệt, có máu cục hoặc máu đen.
Giá trị dược lý: Ích mẫu vị đắng, tính hàn, có thể chữa chứng
kinh nguyệt không đều hoặc đau bụng kinh. Đường đỏ vị ngọt, tính
ôn, có tác dụng bổ tì, dưỡng gan, bổ huyết hoạt huyết, do đó có thể
dùng để chữa các bệnh thống kinh, bế kinh và sản dịch ứ đọng.
Bài 2: Cháo tôm nõn nấu hẹ
Nguyên liệu: Tôm nõn 10g, hẹ 30g, gạo ngon 100g, nước vừa
đủ.
Cách làm: Tôm nõn ngâm nước ấm trong khoảng 1 giờ. Rau hẹ nhặt,
rửa sạch, thái khúc nhỏ cho vào cùng gạo đã vo sạch và nấu thành
cháo. Khi cháo đã chín nhừ, cho tôm nõn giã nhỏ và đun sôi là dùng.
Mỗi ngày ăn 1 bát cháo và kéo dài trong vòng 1 tuần.
Giá trị dược lý: Gạo vị ngọt, tính bình, có tác dụng chống mệt
mỏi và chống khát. Tôm nõn vị ngọt, tính ôn, chữa bệnh thận hư. Hẹ
vị đắng, tính ôn, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải độc, cầm
máu, do đó có thể chữa được các bệnh ngộ độc thực phẩm, ho kéo
đờm.
Giúp bạn hồi phục sức khỏe ngày đèn đỏ 3
Bài 3: Cháo đậu xanh gan lợn
Nguyên liệu: Đậu xanh 20g, gạo tẻ 50g, gan lợn 200g, nước, gia
vị vừa đủ.
Cách làm: Đậu xanh và gạo đãi sạch, cho nước vào và nấu thành
cháo. Khi cháo nhừ, bạn cho gan lợn đã băm nhỏ vào và nêm gia vị
vừa đủ là có thể dùng.
Giá trị dược lý: Đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính hàn có công
dụng bổ nguyên khí, thanh nhiệt, giải độc, và tiêu khát. Gan lợn vị
ngọt, tính ôn, bổ gan dưỡng huyết.
Với các công thức nấu những món cháo bổ dưỡng trên, bạn có thể
hồi phục sức khỏe trước, trong và sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Thường xuyên ăn các loại cháo này có thể giúp bạn tránh được các
căn bệnh phụ khoa phổ biến, chẳng hạn như chứng rối loạn kinh
nguyệt.
Với những lựa chọn thực phẩm hữu ích kể trên, chắn hẳn đã giải
đáp phần nào thắc mắc "Ăn gì để điều hoà kinh nguyệt" của con gái.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác tại Kotex GirlSpace hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để nhận tư vấn thêm về
chủ đề mình quan tâm.