Hội bạn gái chúng mình vẫn thường truyền tai nhau về cách tính
ngày rụng trứng để quan hệ an toàn. Nghe như vậy nhưng cách tính
ngày rụng trứng có dễ không? Bên cạnh điều đó thì bạn có tò mò rụng
trứng là gì, ngày rụng trứng có biểu hiện gì hay rụng trứng bao
nhiêu ngày thì có kinh? Cùng Kotex GirlSpace tìm hiểu trong bài
viết này nhé!
Tham khảo: Chu kỳ kinh nguyệt và những
điều cần biết
Rụng trứng là gì?
Rụng trứng là một phần của chu kỳ kinh nguyệt, xảy ra khi trứng
được giải phóng từ buồng trứng. Hiện tượng rụng trứng xảy ra vào
giữa chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi nang buồng trứng sẽ sản sinh ra 1
trứng trong mỗi tháng, trứng sau khi rụng sẽ đi vào ống dẫn trứng
tới tử cung. Tại đây, nếu tinh trùng gặp được trứng thì sẽ dẫn đến
hiện tượng thụ tinh.
Nếu được thụ tinh, trứng sẽ bắt đầu quá trình phân chia tế bào,
đồng thời di chuyển về tử cung, đến khi phôi nang (blastocyst) hình
thành sẽ làm tổ tại tử cung, và nếu làm tổ thành công thì bắt đầu
quá trình mang thai. Nếu trứng không được thụ tinh, trứng sẽ bị
phân hủy và niêm mạc tử cung bong xuất ra ngoài theo kinh.
Cách tính ngày rụng trứng vô cùng đơn giản
Hàng tháng sẽ có 1 trứng trưởng thành nhờ sự tác động của các
hormone do nang trứng tiết ra. Trứng trưởng thành sẽ rụng vào giữa
chu kỳ kinh nguyệt, khoảng ngày 14-15 tính từ ngày đầu tiên của kỳ
kinh trước. Nếu trứng thụ tinh và làm tổ trong tử cung thì chu kỳ
kinh sẽ không xuất hiện. Nếu không thụ tinh, lớp lót trong tử cung
sẽ bong ra tạo thành kỳ hành kinh vào khoảng 14 ngày sau đó.
Cách tính ngày rụng trứng đơn giản và dễ thực hiện nhất là dùng
lịch tháng. Để xác định chu kỳ rụng trứng, bạn cần theo dõi chu kỳ
kinh nguyệt trong vài tháng liên tục. Bằng cách đánh dấu ngày hành
kinh đầu của chu kỳ này và ngày hành kinh đầu của chu kỳ kế tiếp để
xác định độ dài chu kỳ kinh nguyệt. Ví dụ: Bạn có kinh vào ngày
10/6 và kỳ kinh tiếp theo có vào ngày 8/7 thì vòng kinh của bạn
được tính từ ngày 10/6 đến ngày 8/7, tức là vòng kinh 28 ngày.
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt trung bình khoảng 28 ngày nhưng
mỗi bạn gái sẽ có độ dài chu kỳ khác nhau. Có bạn sẽ dài hơn, có
bạn thì ngắn hơn. Vì thế, bạn không nên chỉ đơn thuần dựa vào lịch
mà nên quan sát thêm những biểu hiện rụng trứng hay tham khảo cách
nhận biết ngày rụng trứng sau đây.
Tham khảo: Cách tính ngày rụng trứng để
sinh con: Chu kỳ kinh nguyệt và thụ thai
Rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh?
Đối với phụ nữ trưởng thành, chu kỳ diễn ra trung bình khoảng 21
- 35 ngày. Đối với thiếu nữ, do cơ thể chưa phát triển hoàn thiện
nên chu kỳ kinh nguyệt có thể dao động từ 21 - 45 ngày. Ở những
người có kỳ kinh đều đặn thì thời gian rụng trứng sẽ diễn ra vào
khoảng ngày 11 - 21 của mỗi chu kỳ. Vậy sau khi trứng rụng khoảng 2
tuần thì kinh nguyệt sẽ xuất hiện.
Thế nhưng, việc rụng trứng sẽ rơi vào những thời điểm khác nhau
của chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt có người đều nhưng cũng
có người không đều, thế nên các bạn gái cần theo dõi chu kỳ kinh
của cá nhân trong một thời gian dài để có cách tính ngày rụng trứng
chính xác nhất.
Tham khảo: Cách tính ngày an toàn trong
chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai
Ngày rụng trứng có biểu hiện gì?
Dưới đây là 8 dấu hiệu ngày rụng trứng mà bạn có thể dễ nhận
thấy nhất:
1. Chất nhầy cổ tử cung
Trong ngày rụng trứng, dịch nhầy thường nhiều hơn, kết dính và
có màu trắng đục như lòng trắng trứng gà. Biểu hiện của rụng trứng
cũng là thời điểm cơ thể phụ nữ sẵn sàng cho việc thụ tinh. Chất
nhầy ở cổ tử cung sẽ trở nên ẩm ướt và nhiều hơn để giúp các tinh
binh dễ dàng di chuyển qua âm đạo, tiếp cận với trứng.
Ngoài ra, khi trứng rụng, chất nhầy sẽ có màu trắng, đục trông
giống như lòng trắng trứng, có thể kết dính trên ngón tay hoặc bám
chặt trên quần lót. Các bạn có thể không nhận thấy sự thay đổi của
chất dịch nhầy cổ tử cung nhưng có thể dễ dàng cảm thấy "vùng kín"
đang ẩm ướt.
2. Tức vùng bụng dưới
Một biểu hiện rụng trứng thuờng gặp là những cơn đau nhẹ có thể
diễn tả giống như sự đầy bụng hoặc tức bụng nhẹ giữa kỳ kinh do
hiện tượng rụng trứng, với nhiều bạn gái có thêm dấu hiệu đau lưng
kèm theo.
3. Xuất hiện đốm máu nhẹ ở dịch nhầy
Dấu hiệu ngày rụng trứng ở một số bạn là những đốm máu nhẹ kèm
dịch nhầy ở tử cung. Nguyên nhân là do lúc này trứng bị phá vỡ bởi
nang trong buồng trứng. Bạn có thể theo dõi dấu hiệu này trong
khoảng ngày từ 10-14 của chu kỳ.
4. Đau một bên xương chậu
Một biểu hiện rụng trứng thường gặp là nhận thấy cơn đau một bên
xương chậu. Cơn đau này chỉ xuất hiện ở một bên xương chậu do trứng
chỉ rụng ở một bên vòi trứng.
5. Nhạy cảm hơn
Bỗng dưng cảm thấy nhạy cảm hơn với mùi vị cũng có thể là biểu
hiện của rụng trứng. Dấu hiệu này chỉ cần để ý những thay đổi trong
giác quan là có thể nhận ra.
6. Nhiệt độ cơ thể tăng
Sau khi rụng trứng cơ thể bạn sẽ tăng nhiệt độ một chút so với
trước khi rụng trứng cho tới chu kỳ kinh tiếp theo.
Với các bạn gái nào có chu kỳ bình thường 28 ngày, nhiệt độ
trung bình sẽ rơi vào khoảng 36,5 độ C. Trước khi rụng trứng thân
nhiệt giảm xuống 36,2 độ C sau đó tăng trở lại đến 37,0 độ C cho
đến khi bạn thấy kinh. Thời điểm thụ thai tốt nhất là 2-3 ngày
trước khi thân nhiệt tăng lên. Quá trình tăng nhiệt diễn ra rất ít,
thường tăng dưới 0,5°C. Nhiều bạn nữ thường dùng dấu hiệu nhận biết
rụng trứng này để quyết định ngày quan hệ.
7. Ngực căng cứng
Ngực to và căng cứng cũng có thể là một dấu hiệu rụng trứng. Đó
là do nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng lên khi trứng
rụng để chuẩn bị cho quá trình thụ thai. Nếu sờ nắn ngực bạn sẽ dễ
bị đau bởi lúc này ngực khá nhạy cảm.
8. Buồn nôn, chán ăn
Một số bạn gái còn có thể cảm thấy buồn nôn, chán ăn, giác quan
nhạy cảm hơn bình thường vào những ngày rụng trứng. Điều này là do
trong thời điểm trứng rụng, các tế bào thần kinh ở não sẽ tập trung
hơn cho các kích thích, ham muốn tình dục và giảm sự chú ý tới một
số vấn đề khác kể cả chuyện ăn uống. Đây là cũng là triệu chứng gần
giống với dấu hiệu trứng rụng gặp tinh trùng.
Tham khảo: Hội chứng tiền kinh nguyệt là
gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Cách nhận biết ngày rụng trứng
Bác Sĩ Tú Linh cho hay:

Trên thực tế, việc xác định chính xác thời điểm rụng trứng ở phụ nữ
là rất khó vì chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người khác nhau, hơn nữa
chu kỳ kinh nguyệt của một người mỗi tháng cũng không ổn định. Một
số phụ nữ có chu kỳ không đều, trứng có thể rụng nhiều hơn một lần
trong tháng hoặc có tháng không rụng trứng, tuỳ theo sự nhạy cảm
của buồng trứng với các nội tiết tố, ảnh hưởng của stress. Vì vậy,
việc tính ngày rụng trứng để tránh thai hoặc để chọn thời điểm dễ
thụ thai sẽ thành công cao hơn trên những phụ nữ có chu kỳ kinh
nguyệt ổn định khoảng 26-32 ngày.

Nếu việc tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt phía trên
khiến bạn cảm thấy khó khăn thì có thể tham khảo 2 cách nhận biết
ngày rụng trứng dưới đây nhé!
Sử dụng que thử rụng trứng
Đây là cách nhận biết ngày rụng trứng cho chu kỳ kinh nguyệt
không đều, cách thực hiện vô cùng đơn giản và hiệu quả. Que thử
rụng trứng dùng để kiểm tra lượng hormone lutein hóa (LH) trong
nước tiểu. Với bộ dụng cụ dự đoán rụng trứng OPK, que thử hiện 2
vạch nghĩa là kết quả dương tính và bạn đang trong thời gian rụng
trứng.
Siêu âm xác định ngày rụng trứng
So với các cách nhận biết ngày rụng trứng vừa nêu thì siêu âm
nang noãn trứng phương pháp có độ chính xác cao hơn, đặc biệt là
đối với bạn gái có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc đang có kế
hoạch sinh con.
Thông qua siêu âm rụng trứng, bạn có thể biết chắc chắn mình đã
rụng trứng hay chưa. Bác sĩ sẽ giúp bạn biết được trứng lớn cỡ nào,
từ đó bạn có thể xác định khoảng thời gian trứng rụng và thời gian
quan hệ vợ chồng nhằm tăng khả năng thụ thai.
Bạn gái có thể tham khảo thêm một số thông tin bổ ích khác về nữ
giới tại Kotex GirlSpace hoặc gửi câu hỏi
về Góc chuyên gia để nhận
tư vấn thêm về chủ đề mình quan tâm nhé!