Làm sao để kinh nguyệt đều để không còn lo âu, bồn chồn mỗi
tháng? Cùng tìm hiểu các cách chữa kinh nguyệt không đều trong bài
viết sau nhé!
Tham khảo: Chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày và cách tính ngày
rụng trứng
Biểu hiện kinh nguyệt không đều
Kỳ nguyệt san thông thường kéo dài từ 28-30 ngày, thời gian hành
kinh khoảng 3-5 ngày. Thỉnh thoảng, "đèn đỏ" có thể ghé thăm bạn
gái sớm hoặc trễ hơn 3-5 ngày.
Tham khảo: Nguyên nhân chậm kinh nguyệt
Kinh nguyệt không đều có những biểu hiện như:
- Khoảng thời gian giữa hai kỳ nguyệt san thay đổi: ít hơn 21
ngày hoặc nhiều hơn 25 ngày.
- Thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày hoặc dài hơn 7
ngày.
- Màu sắc máu kinh bất thường, có thể màu đen hoặc lẫn các cục
máu đông. Lượng máu nhiều hoặc ít hơn so với thông
thường.
- Ra máu giữa hai kỳ kinh.
- Mất kinh, không có kinh trong vòng 90 ngày.
Tham khảo: Phân biệt dấu hiệu mang thai sớm và có kinh
trễ
Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều:
- Chế độ ăn thay đổi đột ngột, thiếu khoa học: một thân hình
mảnh mai thon thả là ước mơ của hầu hết chị em. Tuy nhiên, nếu bạn
gái ăn kiêng để giảm cân, thay đổi khẩu phần ăn kém dinh dưỡng sẽ
khiến cơ thể bị suy nhược, giảm bài tiết hormone estrogen và phóng
noãn làm kinh nguyệt không đều. Sử dụng các chất kích thích như
rượu bia, thuốc lá, cà phê… cũng gây xáo trộn kì kinh. Hiểu rõ chế
độ ăn sẽ giúp bạn gái có những kì kinh nguyệt đều đặn và nhẹ nhàng
hơn!
- Áp lực, căng thẳng: nhiều bạn gái cảm thấy hoang mang tự hỏi
"Làm sao để kinh nguyệt đều?" mà không hề hay biết rằng
chính sự căng thẳng đó càng làm tình trạng thêm tồi tệ. Stress tác
động trực tiếp đến các hormone tuyến yên khiến cho quá trình rụng
trứng không ổn định gây nên tình trạng kinh nguyệt không
đều.
- Tác dụng phụ của thuốc: sử dụng thuốc tránh thai nội tiết hay
một số loại thuốc khác như thuốc tuyến giáp, thuốc hóa trị, chống
trầm cảm… đều có thể gây ra tác dụng phụ như chậm kinh hoặc mất
kinh.
- Dấu hiệu một số chứng bệnh: kinh nguyệt không đều là đặc điểm
nổi bật nhất của hội chứng đa nang buồng trứng do lượng androgens
tăng gây mất kinh hoặc ra máu nhiều trong kì kinh. Kinh nguyệt
không đều cũng có thể là biểu hiện của một số chứng bệnh khác như
bệnh tuyến giáp, ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử
cung…
- Mang thai: nếu bạn mất kinh và trước đó có quan hệ tình dục
không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn thì hãy kiểm tra xem
mình có mang thai hay không nhé!
Tham khảo: Chậm kinh 2 tháng có sao không
Kinh nguyệt không đều thường xảy ra ở độ tuổi nào?
Nội tiết tố và hoạt động của buồng trứng chưa được ổn định là
tình trạng thường gặp đối với các bạn nữ ở độ tuổi dậy thì. Điều
này dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, tình trạng này
chỉ kéo dài khoảng 2-3 năm đầu khi có kinh.
Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nếu việc này diễn ra
trong thời gian dài sẽ khá nguy hiểm. Vì đây là biểu hiện của các
bệnh phụ khoa như viêm nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, viêm cổ
tử cung, u xơ tử cung. Các bệnh này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
cũng như khả năng mang thai của phụ nữ.
Kinh nguyệt không đều gây ra những tác hại gì?
- Cơ thể luôn mệt mỏi, dễ nổi nóng, suy giảm trí nhớ
- Da xanh xao, lỗ chân lông to, nổi mụn, dễ bị nám, tàn
nhang
- Nếu kỳ kinh kéo dài, lượng máu mất đi nhiều khiến da niêm mạc
nhợt, nhịp tim nhanh, chóng mặt, thở gấp
- Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, ung thư buồng
trứng, đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung. Nếu mắc các bệnh
này mà không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến vô sinh
- Giảm khả năng mang thai
Cách chữa kinh nguyệt không đều:
Khi có những dấu hiệu của kinh nguyệt không đều, chị em cần tìm
gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời nếu
nguyên nhân đến từ các chứng bệnh nêu trên.
Với các nguyên nhân khác, bạn gái có thể chủ động phòng tránh
bằng những cách chữa kinh nguyệt không đều như bên dưới
nha!
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: chỉ bằng những
việc đơn giản như uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung chất dinh
dưỡng cần thiết vào khẩu phần ăn là bạn gái có thể giữ lượng đường
huyết ổn định để kinh nguyệt ghé thăm đều đặn hơn. Ngoài ra, bạn có
thể bổ sung một số thực phẩm như gừng, mùi tây, nha đam, nghệ… -
vốn là các tuyệt chiêu điều hòa kinh nguyệt theo kinh nghiệm dân
gian. Cuối cùng, tuyệt đối nói không với thuốc lá, bia rượu, cà phê
mạnh… bạn gái nha!
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan: như đã nói ở trên, áp lực từ
công việc và cuộc sống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kinh nguyệt,
vì vậy, luôn yêu đời, hạnh phúc và tìm những niềm vui nhỏ hằng ngày
tác động rất tốt đến sức khỏe!
- Sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp: nhiều chị em gặp
phải kinh nguyệt không đều do sử dụng các loại thuốc tránh thai nội
tiết. Do đó, bạn hãy tìm hiểu và nhờ sự tư vấn của bác sĩ để tìm
phương pháp tránh thai khác an toàn hơn, không gây hại đến sức khỏe
nhé!
- Thường xuyên vận động: duy trì thói quen vận động hàng ngày sẽ
hỗ trợ cải thiện thể lực, tăng cường hoạt động tuần hoàn máu, giảm
thiểu tình trạng rối loạn nội tiết tố.
Tham khảo: Thuốc tránh thai hàng ngày nào tốt
- Tăng cường luyện tập thể dục: chơi thể thao nhẹ nhàng, tập các
bài thể dục vừa tầm sức giúp cơ thể chúng mình trao đổi chất tốt
hơn đồng thời loại bỏ những nhân tố gây rối loạn nội
tiết.
Lời kết
Tóm lại, kinh nguyệt không đều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu
không được điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn gái cần đến bệnh viện
thăm khám, xác định nguyên nhân và tìm cách chữa kinh nguyệt
không đều sớm nhất có thể. Nếu có bất kì thắc mắc nào khác,
đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho các chuyên gia Kotex tại Góc Chuyên
Gia bạn nhé!