Ngày đèn đỏ mang đến không ít rắc rối cho hội bạn gái, nhất là
chứng co thắt vùng bụng dưới gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt
hàng ngày. Vậy đau bụng kinh nên uống gì cho đỡ đau? Đau bụng kinh
uống thuốc gì an toàn và hiệu quả? Cùng tìm câu trả lời trong bài
viết dưới đây của Kotex GirlSpace bạn nhé!
Vì sao kỳ kinh nguyệt khiến bạn bị đau bụng?
Đa phần các bạn gái đều trải qua cảm giác đau bụng dưới khi đến
ngày đèn đỏ. Đau bụng kinh thường bắt đầu trước, trong và sau kỳ
kinh nguyệt. Các cơn đau thường kéo dài từ 2 -3 ngày, biểu hiện rõ
nhất trong ngày đầu tiên. Ngoài ra bạn có thể cảm thấy đau mỏi
lưng, đùi đi kèm.
Mức độ đau của mỗi người không giống nhau. Có bạn sẽ chỉ bị đau
âm ỉ không đáng lo ngại, nhưng có trường hợp nặng hơn bị đau bụng
kinh dữ dội, chân tay lạnh, ra mồ hôi, thậm chí là đau quằn quại
dẫn đến ngất xỉu. Dưới đây là những nguyên nhân gây đau bụng kinh
phổ biến:
- Tử cung co thắt đẩy máu kinh ra ngoài.
- Bẩm sinh có cổ tử cung hẹp, ngả trước hoặc ngả sau khiến máu
kinh khó lưu thông đi ra ngoài.
- Di truyền từ mẹ. Nếu người mẹ hay bị đau bụng kinh thì con gái
cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.
- Đặt vòng tránh thai.
- Trong những ngày hành kinh bạn hay ăn đồ cay nóng, ăn đồ lạnh,
không được giữ ấm bụng... cũng gây ra chứng đau thắt vùng bụng
dưới.
- Do nội tiết tố thay đổi như gia tăng bất thường progesterone và
prostaglandin trong máu tác động đến tử cung.
- Ngoài ra, đau bụng kinh có thể do một số bệnh phụ khoa gây ra
như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u nang
cơ tử cung… Khi thấy đau bụng dữ dội, bạn nên đi khám để tìm ra
nguyên nhân nhé.
Đau bụng kinh nên uống gì cho đỡ đau?
Cùng tham khảo các thức uống tự nhiên dưới đây nếu bạn chưa biết
đau bụng kinh nên uống gì cho đỡ đau nhé!
Nước ấm
Nước ấm được xem như là một cách chữa đau bụng kinh cực kỳ hiệu
quả. Với 8 ly nước mỗi ngày (tương đương 2 lít nước) không chỉ giúp
bạn giảm đau bụng kinh mà còn giảm đầy hơi hiệu quả.
Trà thảo mộc
Bị đau bụng kinh nên uống gì? Trà thảo mộc rất tốt cho bạn gái
trong những ngày đèn đỏ. Đặc biệt là các loại trà gừng, trà bạc hà
hay trà hoa cúc vì có chứa thành phần giúp điều hòa khí huyết, mang
lại cảm giác ấm bụng, từ đó giảm đau..
Một lưu ý hết sức quan trọng, đó là bạn phải uống trà nóng nhé.
Vì uống trà nguội không giúp phát huy tác dụng và cơn đau vẫn còn.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp ngâm chân với nước gừng nhằm để tán
hàn, giúp máu huyết lưu thông, cơ thể khỏe mạnh và từ đó giảm đau
bụng kinh.
Nước dừa tươi
Nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng vô cùng tốt cho sức khỏe bạn
gái. Trong những ngày hành kinh, mỗi ngày bạn uống 1 trái dừa tươi
sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng đau bụng kinh. Còn với những cô
nàng hay trễ kinh do nóng trong người, uống nước dừa còn giúp điều
hòa kinh nguyệt.
Nước ép củ cải đường
Đây cũng là thức uống đẩy lùi cơn đau bụng dưới khó chịu mỗi
tháng. Cách làm khá đơn giản như sau: bạn gọt vỏ, rửa sạch củ cải
đường và đem ép lấy nước. Sau đó cho thêm một muỗng bột thì là vào
nước ép, trộn đều và uống thôi nào! Để phát huy hết hiệu quả, bạn
gái nên uống nước này vào buổi sáng trong những ngày hành kinh,
tình trạng đau bụng sẽ giảm đi đáng kể.
Nước ép dứa
Trong quả dứa (thơm) chứa bromelain, là một loại enzyme có tác
dụng quan trọng trong việc làm dịu những cơn đau bụng kinh. Vậy
nên, khi đèn đỏ ghé thăm, bạn gái có thể uống một lý nước ép dứa
mỗi ngày đẩy lùi các cơn đau khó chịu nhé!
Các loại sinh tố trái cây
Sinh tố trái cây có thể là câu trả lời làm vui lòng bạn gái đang
không biết đau bụng kinh nên uống gì cho đỡ đau. Bạn có thể chế
biến các loại trái cây dưới đây thành những ly sinh tố vừa giải
nhiệt vừa giúp giảm đau bụng kinh:
- Sinh tố táo - chuối: 2 loại trái cây này giàu vitamin B giúp
cơ thể bạn chống lại hội chứng tiền kinh nguyệt và đau bụng kinh
hiệu quả.
- Sinh tố sữa chua - hạt điều: giúp làm tăng lượng canxi và
magiê trong cơ thể, giảm chuột rút ở bụng.
- Sinh tố rau chân vịt - cải xoăn: giúp tăng cường hàm lượng
canxi, giảm các cơn co thắt vùng bụng dưới.
Tuy nhiên, những cách chữa đau bụng kinh từ thiên nhiên không
hoàn toàn phát huy hiệu quả 100% với mỗi người. Với những bạn gái
bị hội chứng tiền kinh nguyệt ở mức độ nặng hơn, không thể hết nhờ
uống các loại nước từ trái cây và thảo mộc, bạn nên chữa đau bụng
kinh bằng cách uống thuốc Tây y hoặc đi khám để biết thêm nguyên
nhân.
Đau bụng kinh không nên uống gì?
Rượu bia
Nồng độ cồn trong rượu và bia làm các triệu chứng tiền kinh
nguyệt trầm trọng hơn. Hơn nữa, uống rượu có thể làm loãng máu
khiến kinh nguyệt kéo dài.
Trà đen và trà xanh
Trong trà đen và trà xanh có chứa acid tannic - chất làm tiêu
hao vitamin B trong cơ thể, làm chậm quá trình tái tạo máu. Bạn gái
uống nhiều loại nước này dễ bị mệt mỏi, xanh xao trong kỳ kinh
nguyệt.
Đau bụng kinh uống thuốc gì?
Nếu cơn đau của bạn vẫn chưa hết dứt điểm, bạn có thể sử dụng
các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải
tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, tránh các tác dụng phụ
không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách. Vậy đau bụng kinh uống
thuốc gì?
Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs)
NSAIDs là thuốc thường được dùng nhất khi điều trị đau bụng
kinh. Cơ chế hoạt động là làm giảm prostaglandin gây ra cơn đau.
Các bạn gái nên sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Cách sử dụng: Bạn nên bắt đầu uống thuốc từ 1-2 ngày trước khi
hành kinh hoặc khi khi thấy đau thắt vùng bụng dưới kéo dài 2-3
ngày. Lưu ý nên uống trong hoặc sau bữa ăn để giảm thiểu kích ứng
đường tiêu hoá. Không nên sử dụng cho người nhạy cảm với Aspirin vì
nguy cơ dị ứng chéo, người bị viêm loét dạ dày.
Theo bác sĩ Phạm Tú Linh:

NSAIDs là thuốc có hiệu quả giảm đau bụng kinh cao nhờ tác dụng ức
chế prostaglandin. Thuốc được điều trị vào những ngày đầu của chu
kỳ, đối với những trường hợp đau bụng kinh nặng, có thể điều trị
liên tục 4-6 chu kỳ để đánh giá việc đáp ứng điều trị, từ đó có thể
điều chỉnh liều thuốc hoặc đổi loại thuốc.
Hiện nay, NSAIDs có loại thuốc cổ điển như Ibuprofen, Naproxen
sodium, Mefenamic acid có tác dụng mạnh trên nhiều thụ thể nên có
tác dụng phụ viêm dạ dày, và NSAIDs chọn lọc như Nimesulid,
Meloxicam, Celecoxib, Rofecoxib, Valdecoxib ít tác dụng phụ trên dạ
dày hơn nhưng giá thành đắt tiền hơn. Do đó, các bạn nên nhận sự tư
vấn từ chuyên gia về lại thuốc và liều dùng phù hợp.

Paracetamol
Nếu cơ thể bạn có vấn đề về dạ dày không thể dùng thuốc kháng
viêm NSAIDs nêu trên, vậy đau bụng kinh nên uống thuốc gì?
Paracetamol là thuốc giảm đau nhẹ và là lựa chọn thay thế khá hiệu
quả. Paracetamol cũng có tác dụng đối với bệnh nhân hay buồn nôn,
nôn do không gây kích ứng dạ dày.
Thuốc chống co thắt
Hyoscine có tác dụng giảm những cơn quặn thắt của đau bụng kinh.
Tác dụng phụ là có thể gây khô miệng, táo bón, giảm tầm nhìn do tác
dụng kháng cholinergic. Vì thế thuốc chống chỉ định những ai có
glaucoma góc hẹp hoặc đang dùng các thuốc có tính kháng cholinergic
khác.
Alverin cũng là một loại thuốc ức chế các cơn co thắt, được dùng
phổ biến khi các bạn gái đang quan tâm đau bụng kinh uống thuốc gì.
Thuốc này chống chỉ định cho người có huyết áp thấp.
Những cách giảm đau bụng kinh tại nhà
Ngoài các loại thức uống trên, bạn gái có thể kết hợp những
phương pháp dưới đây giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả hơn.
Chườm hoặc tắm nước nóng
Bỏ nước ấm vào chai hoặc túi chườm rồi đặt lên phần bụng giúp
bạn làm dịu cơn đau nhanh chóng. Nhiệt độ tỏa ra giúp tử cung co
thắt nhịp nhàng, khí huyết lưu thông thuận lợi, từ đó đẩy lùi cơn
đau. Ngoài ra, khi bạn tắm bằng nước ấm khi tới kỳ kinh nguyệt giúp
điều hòa thân nhiệt cơ thể, đồng thời làm giảm đau bụng kinh rất
tốt. Lưu ý không nên sử dụng nước nóng quá sẽ dễ bị bỏng da.
Massage
Bạn có thể massage nhẹ nhàng ở phần bụng dưới theo hướng vòng
tròn, thực hiện liên tục cho đến khi cảm thấy cơn đau bụng dịu đi
rõ rệt. Việc massage giúp cho phần cơ bụng được giãn ra, giảm thiểu
các cơn co thắt đột ngột.
Dùng gừng giã nhỏ
Gừng giã nhỏ, đắp lên vùng bụng dưới (có thể kết hợp xoa bóp)
trong khoảng 5-7 phút. Độ nóng của gừng lan ra sẽ giúp xoa dịu cơn
đau bụng kinh.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Những cơn đau bụng sẽ dịu bớt khi bạn tập thể dục. Hoạt động này
có nhiều lợi ích như giúp các cơ được thả lỏng, đồng thời giải
phóng hormone endorphin tạo cảm xúc tích cực, từ đó làm giảm cơn
đau bụng kinh, cải thiện tâm trạng và kích thích đốt cháy
prostaglandin.
Tuy nhiên, trong những ngày này bạn nên tập các bộ môn vận động
nhẹ nhàng như tập yoga, đạp xe, đi bộ; vừa cải thiện đau bụng kinh
vừa giúp cơ thể khỏe mạnh.
Bổ sung dưỡng chất
Trong những ngày đèn đỏ, bạn cần chú ý duy trì chế độ ăn uống
thanh đạm, ít dầu mỡ và giàu chất xơ. Ngoài ra, nên bổ sung các
loại thực phẩm có chứa vitamin E, B1, B6, magie, kẽm và axit béo
omega 3 - là các thành phần giúp giảm thiểu các hormone gây đau
bụng kinh hay làm dịu đi sự căng cơ và chứng sưng viêm.
Bạn đừng quên nâng cao sức khỏe bằng chế độ ăn uống khoa học,
khám phụ khoa định kỳ để duy trì kinh nguyệt bình thường, có như
vậy thì mỗi chu kỳ trôi qua sẽ thật nhẹ nhàng và ít gây phiền toái
đến sinh hoạt hàng ngày. Hy vọng với những thông tin trên,
hội bạn gái đã được giải đáp thắc mắc "Đau bụng kinh nên uống gì
cho đỡ đau?" rồi nhé!
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác tại
Kotex GirlSpace hoặc gửi câu hỏi về
Góc chuyên gia để nhận tư vấn thêm về
chủ đề mình quan tâm.