Bạn gái bị mất kinh 1 tháng, mất kinh 2 tháng hay thậm chí mất
kinh nguyệt 3 tháng? Bỗng dưng không có kinh nguyệt có phải là điều
đáng lo? Nguyên nhân mất kinh nguyệt là gì? Mất kinh uống thuốc gì
hay điều trị không có kinh nguyệt ra sao? Hãy cùng tìm câu trả lời
trong bài viết này với Kotex GirlSpace nhé!
Tham khảo: Tắc kinh là gì? 6 cách chữa
tắc kinh nguyệt tại nhà
Mất kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể, diễn ra
với chu kỳ 28 đến 30 ngày, tương đương mỗi tháng 1 lần. Mất kinh
nguyệt là hiện tượng kinh nguyệt bỗng nhiên không xuất hiện trong
nhiều tháng liền, dù trước đó vẫn bình thường. Thời gian không có
kinh nguyệt sẽ tuỳ từng trường hợp, có bạn gái mất kinh 1 tháng,
mất kinh 2 tháng, mất kinh nguyệt 3 tháng hay thậm chí có bạn mất
kinh nguyệt 1 năm.
Nguyên nhân mất kinh nguyệt
Mất kinh nguyệt hay không có kinh nguyệt có thể bắt nguồn từ
nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân mất kinh nguyệt phổ biến nhất vẫn là
do các hiện tượng rối loạn ở tuyến yên, vùng dưới đồi, tử cung hoặc
buồng trứng. Cũng có trường hợp bạn gái giảm cân không đúng cách,
tuyến giáp hoạt động rối loạn, cơ thể chịu tác dụng phụ của các
loại thuốc hay từ những căn bệnh mãn tính. Dưới đây là một số
nguyên nhân mất kinh cụ thể.
Tham khảo: Vô kinh là gì? Vô kinh nguyên
phát và vô kinh thứ phát
Mang thai
Nếu bạn vốn có chu kỳ kinh nguyệt
đều đặn, chỉ cần chậm kinh từ 7-10 ngày đã nhận biết được mình có
mang thai hay không. Nhưng với những ai có kinh nguyệt không đều
thì sẽ khó khăn hơn. Thế nhưng, nếu bạn mất kinh 1 tháng hoặc hơn
và đang nghi ngờ mang thai, hãy dùng que thử thai để kiểm tra
nhé.
Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài
Stress, căng thẳng, mệt mỏi, thay đổi môi trường sống, giảm cân
đột ngột, thức khuya... gây ức chế đến hệ thần kinh và dẫn tới mất
kinh.
Mất kinh do bệnh lý
Nếu bạn gái không phải đang mang thai nhưng bị mất kinh nguyệt 3
tháng gần đây thì đó là điều đáng báo động. Đây là biểu hiện của
rối loạn kinh nguyệt và có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:
- Bệnh phụ khoa: Buồng trứng đa nang, viêm vòi trứng, tắc ống dẫn
trứng, dính liên khoang tử cung, u xơ tử cung... Ngoài biểu hiện
không có kinh nguyệt, bạn gái sẽ thấy một số triệu chứng khác như
đau rát, ngứa ngáy và sưng mọng vùng môi lớn, ra dịch âm đạo có mùi
và màu sắc bất thường.
- Bệnh lây qua đường tình dục: Đây là những căn bệnh gây tổn
thương cơ quan sinh dục đặc biệt là buồng trứng và tử cung. Hậu quả
lâu dài có thể gây vô sinh, hiếm muộn và các bệnh ung thư vùng
kín.
- Rối loạn nội tiết tố: Do mất cân bằng hormone, dị vật ở tuyến
yên hoặc do hội chứng bế kinh... khiến kinh nguyệt biến mất đột
ngột.
- Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Trong thuốc tránh thai có
chứa thành phần gây ức chế khiến tuyến yên tạo ra overstrin. Những
bạn sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc tránh thai hàng ngày
dễ gặp hiện tượng mất kinh.
Mất kinh có nguy hiểm không?
Những ảnh hưởng khi bị mất kinh bao gồm:
- Không có khả năng mang thai. Nếu bạn gái không rụng trứng và có
kinh nguyệt thì bạn không thể mang thai.
- Loãng xương. Nếu mất kinh do nồng độ estrogen thấp, bạn cũng có
thể có nguy cơ cao bị loãng xương.
Khi thấy không có kinh trong nhiều tháng, bạn gái không được chủ
quan mà hãy nên đi khám bác sĩ ngay nhé!
Tham khảo: Kinh nguyệt lần đầu có màu
gì? Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu
Chẩn đoán mất kinh nguyệt như thế nào?
Một vài phương pháp để chẩn đoán mất kinh nguyệt đó là:
- Chẩn đoán từ tiền sử bệnh lý, khám lâm sàng và xét nghiệm;
- Chụp X-quang hoặc siêu âm để xác định nguyên nhân;
- Nếu bác sĩ nghi ngờ những bất thường của tuyến yên hoặc vùng hạ
đồi, bạn có khả năng phải chụp MRI (cộng hưởng từ) ở não bộ;
- Chụp CT vùng bụng và vùng xương chậu nếu nghi ngờ có hiện tượng
bất thường của tử cung hoặc buồng trứng.
Điều trị mất kinh nguyệt như thế nào?
Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy trường hợp mà bác sĩ đưa ra
những phác đồ điều trị khác nhau. Mất kinh nguyệt uống thuốc gì?
Thuốc tránh thai hoặc các liệu pháp hormone khác có thể ổn định lại
chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Tham khảo: 10 tuổi có kinh nguyệt - 11
tuổi có kinh nguyệt có đáng lo không?
Nếu bạn bị mất kinh do các vấn đề bẩm sinh như tăng sản lượng
tuyến thượng thận, suy buồng trứng sớm, và suy tuyến giáp, bác sĩ
sẽ kê thuốc đặc trị. Ngoài ra, nếu có dấu hiệu bất thường về cấu
trúc tử cung, bạn có thể cần phải phẫu thuật.
Mất kinh nguyệt không chỉ làm rối loạn sự cân bằng nội tiết tố,
nếu để kéo dài có thể dẫn đến tình trạng vô sinh - hiếm muộn. Ngoài
tuân thủ theo cách điều trị của bác sĩ, bạn nên thực hiện những
cách dưới đây để tăng cường sức khỏe đồng thời giúp điều hòa kinh
nguyệt:
- Điều chỉnh cách ăn uống sao cho đủ dinh dưỡng. Bổ sung các loại
rau quả nhiều chất xơ, thịt đỏ giàu sắt, hạn chế các loại thức ăn
chiên xào, đồ cay và đồ quá mặn.
- Vận động thường xuyên để duy trì cân nặng lý tưởng.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Sinh hoạt điều độ, tạo sự cân đối giữa thời gian làm việc, nghỉ
ngơi và giải trí.
- Chú ý cảm nhận về những thay đổi trong cơ thể, khám toàn diện
định kỳ 3-6 tháng/ lần.
- Không lạm dụng rượu, thuốc lá, chất kích thích...
Làm gì để có kinh nguyệt đều đặn?
Kiểm soát căng thẳng
Như phần nguyên nhân đã trình bày ở trên, stress là một trong
những nguyên nhân gây mất kinh nguyệt ở bạn gái. Do đó, nếu bạn
đang chìm trong trạng thái stress thì cần phải kiểm soát căng thẳng
để cải thiện bệnh.
Tham khảo: Kinh nguyệt không đều ở tuổi
dậy thì - Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì phải làm
sao?
Cải thiện lối sống
Không nên học tập hoặc làm việc quá sức, tốt nhất bạn chỉ nên
dành từ 6 - 8 giờ/ngày cho công việc và học tập.
Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya, ngủ ít nhất 8 giờ/ngày.
Tham gia các hoạt động ngoài trời, tìm thú vui thư giãn để giảm
căng thẳng, mệt mỏi.
Trước khi đi ngủ nên massage hoặc bấm huyệt để cơ thể sảng khoái
hơn.
Tập yoga hoặc thiền để điều hòa cảm xúc, hạn chế căng thẳng.
Nếu bạn luyện tập quá mức hoặc không luyện tập sẽ khiến chức
năng buồng trứng suy giảm và rối loạn kinh nguyệt. Do đó, bạn gái
cần điều chỉnh cường độ luyện tập phù hợp để cải thiện chu kỳ kinh
của mình nhé!
Với những ai chơi thể thao chuyên nghiệp nên trao đổi với huấn
luyện viên để thay đổi chế độ dinh dưỡng và cường độ tập phù hợp,
tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là chu kỳ kinh nguyệt.
Với người bình thường, nên tập luyện mỗi ngày từ 15 - 30 phút.
Hãy làm quen với các bộ môn có cường độ phù hợp như yoga, bơi lội,
đi bộ, xe đạp… để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe.
Trong ngày đèn đỏ, bạn có thể uống đương quy, ngải cứu, ô
dược... giúp giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt và da dẻ cũng
hồng hào tươi sáng hơn.
Thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện những bất thường ảnh
hưởng đến cơ quan sinh sản.
Lưu ý
Mất kinh nguyệt là tình trạng hết sức nghiêm trọng nếu bạn gái
để kéo dài mà không điều trị đúng lúc. Điều này sẽ làm ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe sinh sản của các bạn sau này,và thậm chí dẫn đến
vô sinh. Vì vậy, các bạn gái chúng mình không nên tự ý điều trị tại
nhà khi chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân, mà hãy đến các cơ sở y tế uy
tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn khi thấy các
triệu chứng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt nhé!
Kinh nguyệt bình thường đã mang đến cho bạn gái nhiều phiền toái
rồi, thế nhưng trường hợp bị mất kinh còn đáng lo ngại hơn. Hy vọng
qua bài viết này bạn gái đã hiểu về hiện tượng mất kinh nguyệt cũng
như biết cách điều trị, giữ gìn sức khỏe cho bản thân mình rồi
nhé!
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác tại Kotex GirlSpace hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để nhận tư vấn thêm về
chủ đề mình quan tâm.