Màu sắc kinh nguyệt nói lên điều gì về sức khoẻ
của bạn? Cùng điểm qua bài viết sau để biết màu máu kinh nguyệt thế
nào là bình thường bạn nhé!
Tham khảo:
Màu máu kinh nguyệt: máu hồng, máu đỏ, máu nâu, máu đen có bình
thường?
Máu kinh nguyệt hình thành như thế nào?
Hiện tượng kinh nguyệt diễn ra khi bạn gái đến tuổi dậy thì,
buồng trứng phát triển đầy đủ để chuẩn bị cho việc mang thai. Chu
kỳ kinh nguyệt trung bình trong khoảng 28 - 35 ngày, hành kinh từ 3
- 5 ngày. Trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh, các hormone buồng
trứng tăng tiết làm cho niêm mạc tử cung phát triển dày lên, chuẩn
bị làm tổ cho trứng nếu việc thụ tinh xảy ra. Nếu không có hiện
tượng thụ thai, hormone của buồng trứng sẽ giảm đột ngột khi đến kỳ
kinh nguyệt khiến niêm mạc tử cung bong ra, hình thành máu kinh
chảy ra ngoài âm đạo.
Màu máu kinh nguyệt thế nào là bình thường?
Ngoài thời gian hay lượng máu ra trong kỳ hành kinh, màu
máu kinh nguyệt là yếu tố quan trọng cho biết tình hình sức
khỏe của hội chị em. Vậy màu máu kinh nguyệt thế nào là bình
thường?
Màu máu đỏ tươi là màu sắc của một chu kỳ kinh nguyệt bình
thường và ổn định, cho thấy lượng máu lưu thông tốt ở khu vực xương
chậu và không bị đọng lại trong tử cung.
Tuy nhiên, màu máu đỏ tươi chỉ bình thường nếu tháng
nào màu máu kinh nguyệt của bạn cũng như vậy. Nếu có sự
thay đổi đột ngột, chẳng hạn từ màu nâu sẫm, đỏ cam chuyển sang đỏ
tươi trong thời gian ngắn thì lại là dấu hiệu bất thường đó bạn
nhé!
Ở một số bạn nữ, vào những ngày "cao trào" của chu kỳ sẽ xuất
hiện những vết máu màu đỏ thẫm, đây cũng là dấu hiệu bình thường
bởi tử cung đang co bóp mạnh mẽ. Nhưng nếu màu máu đỏ sậm ào ạt,
kéo dài liên tiếp thì bạn nữ cần lưu ý theo dõi nha!
Tham khảo:
Tại sao kinh nguyệt không đều? Cách chữa kinh nguyệt không đều tại
nhà
Lượng máu kinh nguyệt thế nào là bình thường?
Để biết lượng máu mất đi trong mỗi kỳ kinh nguyệt là nhiều hay
ít, bình thường hay bất thường, bạn gái có thể đo đếm bằng các sản
phẩm sử dụng trong chu kỳ kinh như băng vệ sinh hay cốc nguyệt san.
Do cốc nguyệt san có thể hiện thể tích nên việc đo lượng máu mất đi
bằng cốc nguyệt san khá dễ dàng. Đối với băng vệ sinh, bạn gái có
thể thấm nước băng vệ sinh để tính lượng nước mà băng vệ sinh chưa
được khi thấm đầy, từ đó tính ra lượng máu mà băng vệ sinh chứa
được.
Lượng máu kinh nguyệt mất đi trong mỗi chu kỳ kinh thường vào
khoảng 50 - 80ml. Máu kinh thực tế chỉ chiếm khoảng 36%, còn lại là
chất nhầy cổ cung, dịch âm đạo và niêm mạc tử cung.
Màu máu kinh nguyệt nói lên điều gì?
Màu máu đỏ tươi - dấu hiệu lý tưởng của một chu kỳ kinh nguyệt
khỏe mạnh nhưng không phải bạn nữ nào cũng có màu máu kinh
nguyệt như thế. Kotex sẽ giúp bạn giải mã những sự thật đằng
sau từng màu sắc máu khác nhé!
Màu trong như nước
Kinh nguyệt có màu đỏ rất nhạt, không có màu đỏ hoặc thậm chí là
trong như nước cảnh báo cơ thể đang thiếu dinh dưỡng trầm trọng.
Bên cạnh đó, đây là biểu hiện cho thấy bạn có khả năng bị ung thư
ống dẫn trứng.
Ung thư ống dẫn trứng là căn bệnh nguy hiểm khi khối ung thư
xuất hiện và phát triển bên trong các ống kết nối buồng trứng và tử
cung. Chứng ung thư này khá hiếm gặp và chỉ chiếm 1-2% trong tất cả
các loại ung thư phụ khoa. Nhưng bạn gái đừng vì vậy mà chủ quan
nhé, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp
thời!
Nếu lí do gây nên tình trạng máu kinh nguyệt trong như nước là
bởi cơ thể thiếu dinh dưỡng thì chị em chúng mình cần lưu tâm xây
dựng chế độ ăn uống khoa học hơn. Khẩu phần ăn hằng ngày cần đầy đủ
4 nhóm dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể gồm: bột đường, chất đạm,
chất béo, vitamin và khoáng chất.
Tham khảo:
5 nguyên nhân kinh nguyệt màu đen và cách chữa kinh nguyệt màu đen
tại nhà
Màu hồng
Màu hồng cho biết estrogen trong cơ thể của bạn đang ở mức thấp.
Thông thường, những bạn gái chơi thể thao và đặc biệt là chạy bộ sẽ
khiến nồng độ estrogen giảm. Một số nghiên cứu của Mỹ đã chứng minh
việc tập luyện thể thao có thể giúp bạn gái giảm nguy cơ ung thư vú
do estrogen giảm đáng kể. Tuy nhiên, tình trạng estrogen thấp kéo
dài có thể tăng tỉ lệ loãng xương và gãy xương ở phụ nữ sau
này. Các bạn gái lưu ý nè, nếu kinh nguyệt có màu hồng vào trước
hoặc trong ngày đầu hành kinh thì không sao, nhưng nếu tình trạng
này kéo dài thì bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và
điều tri, ngăn chặn những bệnh lý nguy hiểm bạn nha!
Màu cam
Rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng nếu máu kinh có màu cam -
hoặc một hỗn hợp như màu xám và đỏ. Nếu máu đi kèm mùi hôi và những
cơn đau bụng quặn thắt thì bạn cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa ngay
bởi khả năng cao là bạn đã nhiễm các bệnh lây lan qua đường tình
dục STD/STI.
Màu máu xám - đỏ
Màu máu xám - đỏ cho biết 2 điều: một là bạn bị nhiễm STD/STI
như đã nêu trên hoặc bạn có thể sẩy thai. Tổ chức UC
Davis Health thống kê có khoảng 10-20% phụ nữ sẩy thai sớm trong 10
tuần đầu tiên. Do đó, nếu nghi ngờ mình có thai và ra máu bất
thường có màu xám-đỏ, bạn cần đi khám ngay lập tức bạn gái
nhé.
Tham khảo: Nguyên nhân chậm kinh nguyệt
Màu nâu đậm
Bạn gái đừng quá lo lắng khi máu kinh nguyệt có màu nâm sẫm nhé
bởi đây là chuyện hoàn toàn bình thường! Lượng kinh của kỳ trước
khi sót lại trong tử cung sẽ bị oxy hóa và có màu nâu sẫm khi trôi
ra. Do vậy, chỉ cần để ý một chút thôi là bạn có thể chủ động biết
được màu sắc kinh nguyệt đó. Chẳng hạn, nếu tháng này kì
kinh ra ít hơn hẳn bình thường thì kỳ kinh sau chắc chắn sẽ có máu
màu nâu đậm.
Tham khảo:
Vì sao ra máu màu nâu trước kỳ kinh nguyệt 10
ngày?
Dày và trông giống cục máu đông
Nồng độ estrogen và progesterone thấp là nguyên nhân đằng sau
hiện tượng máu kinh dày và trông giống cục máu đông. Nếu cục máu
đông nhỏ, lượng ít thì không sao nhưng khi nó có kích thước lớn,
xuất hiện kéo dài liên tục thì rất có thể bạn đang bị mất cân bằng
hormone.
Ngoài ra, biểu hiện ban đầu của bệnh u xơ tử cung là máu kinh
dày và giống cục máu đông. Do đó, nếu gặp phải tình trạng này, bạn
nên theo dõi và tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn
nhé!
Vậy đó, chu kỳ kinh nguyệt thường không được chị em hào hứng
chào đón bởi nó đi kèm các triệu chứng đau bụng, đau đầu, mỏi mệt…
nhưng chính màu sắc kinh nguyệt lại giúp bạn gái hiểu hơn
về sức khỏe của mình đấy!
Tham khảo:
Rối loạn kinh nguyệt là gì: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều
trị
Phòng ngừa ảnh hưởng của việc mất máu trong kỳ kin
- Bạn gái cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung sắt bằng cách
ăn nhiều thịt bò, gan động vật, trứng sữa, rau xanh đậm,...
- Tìm hiểu nguyên nhân gây mất nhiều máu trong kỳ kinh và điều
trị
- Sử dụng viên uống bổ sung sắt với lượng sắt khuyến cáo cho bạn
gái trong độ tuổi sinh sản là 15 - 20mg/ngày.
Ngoài việc thuộc nằm lòng các thông tin cơ bản - màu máu
kinh nguyệt thế nào là bình thường và màu máu kinh nguyệt
nói lên điều gì, hội chị em phi thường hãy chọn loại băng vệ sinh
phù hợp với từng chu kỳ kinh để ngày đèn đỏ diễn ra nhẹ nhàng hơn
nhé! Kotex gợi ý cho bạn từng tuyệt chiêu cho từng ngày
đây: Kotex Ban
Đêm cho giấc ngủ trọn vẹn khô thoáng, Kotex Ngày Nhiều khi
lượng máu kinh "ồ ạt" hơn hay Kotex Thảo Dược Cool siêu mềm
dịu mát… Mong hội chị em luôn phi thường trong những ngày "đèn đỏ"
nhé!