Bạn không dám xuống nước những ngày đèn đỏ? Để Kotex giúp
bạn vô tư tung tăng dưới nước với tuyệt chiêu dùng băng vệ sinh khi
đi bơi nhé!
Dùng băng vệ sinh khi đi bơi
Nhiều bạn gái vẫn thường ngậm ngùi bỏ lỡ những bữa tiệc "pool
party" hay đơn giản là đi bơi cùng bạn bè khi kinh nguyệt xuất
hiện. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể dùng băng vệ sinh khi đi
bơi, nhưng loại băng vệ sinh miếng thông thường rất dễ tràn, sũng
nước, nhanh đầy và dễ bị tuột.
Thay vào đó, bạn gái chúng mình có thể cân nhắc sử dụng tampon
hoặc cốc nguyệt san, hay còn được gọi là cốc đựng kinh
nguyệt.
Tampon
Tampon là loại băng vệ sinh hình trụ, nhỏ bằng đầu ngón tay và
được đặt vào trong "cô bé" để thấm hút trực tiếp máu kinh nguyệt,
tránh tình trạng rò rỉ. Một đầu của tampon có dây kéo để bạn gái dễ
dàng lấy ra. Tampon thường được làm từ bông trắng nguyên chất hoặc
kết hợp với sợi nhân tạo, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bạn
gái.
Chính vì nhỏ gọn, thấm hút tốt và có khả năng co giãn vừa khít
với cơ thể mà tampon trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho hoạt động
bơi lội. Bạn sẽ thỏa thích chơi đùa cùng làn nước mát mà chẳng phải
lo kinh nguyệt có chảy ra ngoài hay không.
Bạn gái lưu ý nhét dây tampon vào đáy quần để dễ kiểm soát
tampon và hạn chế "lộ hàng" nhen! Bạn cũng đừng quên thay mới
tampon trong vòng 6-8 tiếng. Trong nước bể bơi chứa nhiều clo và
các chất làm sạch, các chất này khi thấm vào tampon dễ gây kích ứng
và nhiễm trùng nếu để ở âm đạo quá lâu. Do đó, bạn gái hãy thay
tampon ngay khi vừa bơi xong để bảo vệ "cô bé" nhé! Đây là điều tối
quan trọng mà chúng mình cần nhớ nếu dùng băng vệ sinh khi đi
bơi, bất kể là loại gì. Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về tampon
tại đây: https://www.girlspace.com.vn/goc-kotex/kotex-tampon/kotex-tampon.aspx nha!
Cốc nguyệt san
Một loại băng vệ sinh đi bơi nữa mà nhiều bạn gái đã
"quen mặt" chính là cốc nguyệt san. Cốc nguyệt san có hình dáng như
một chiếc phễu nhỏ được làm từ silicon hoặc nhựa y tế, đảm bảo an
toàn với sức khỏe bạn gái. Cũng như tampon, cốc nguyệt san được đặt
vào trong cô bé nhưng cốc nguyệt san lại ôm khít vào thành âm đạo
để "hứng" kinh nguyệt. Tuy nhiên, cốc nguyệt san có thể làm bạn gái
rách màng trinh hoặc gây dị ứng nếu có làn da nhạy cảm đó, bạn nên
cân nhắc với các bí quyết từ
Kotex nhé!
Những lưu ý khi đi bơi vào ngày đèn đỏ
Ngoài việc dùng băng vệ sinh khi đi bơi phù hợp, bạn
gái hãy lưu tâm thêm một vài điều như bên dưới để có những khoảnh
khắc vui vẻ trọn vẹn!
Chọn trang phục tối màu
Thực tế, tampon hay cốc nguyệt san có khả năng hạn chế rò rỉ rất
tốt. Nhưng nếu bạn quá lo lắng, hãy tạm rời xa những bộ biniki rực
rỡ và thay thế bằng các kiểu dáng và màu sắc an toàn hơn như quần
shorts đen, chân váy xòe màu sẫm… Có như thế, bạn mới thỏa sức vui
đùa mà chẳng phải lăn tăn điều gì!
Khắc phục tình trạng đau bụng kinh
Để tránh đau bụng kinh và chướng bụng, bạn gái chúng mình cần
hạn chế ăn đồ chiên xào, đồ mặn hay các chất kích thích như cafein
và rượu, bia… Nếu quá đau bụng, bạn nên lên bờ nghỉ ngơi và sử dụng
thuốc giảm đau theo tư vấn của bác sĩ nha!
Giữ tâm lý thoải mái
Bơi lội trong kỳ đèn đỏ khiến bạn gái có phần mất tự tin so với
ngày thường. Đừng quá bận tâm vì điều đó, bởi bạn càng suy nghĩ về
"bà dì", bạn lại càng lo lắng và bỏ lỡ những kỉ niệm đẹp! Hãy "phớt
lờ" và tận hưởng cuộc vui hết mình nha!
Qua bài viết này, Kotex hi vọng bạn đã nắm rõ các bí
kíp dùng băng vệ sinh khi đi bơi và an tâm hơn khi bơi
lội trong kỳ kinh nguyệt. Nếu có thắc mắc nào khác về đèn đỏ, bạn
đừng ngại gặp gỡ Kotex và các chuyên gia tại Góc Chuyên
Gia nha!