Không ít thắc mắc về cách dùng cốc nguyệt san trong
chu kỳ kinh nguyệt vì nhiều bạn gái còn khá xa lạ với sản phẩm
này. Cùng Kotex GirlSpace giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây
bạn nhé!
Tham khảo: Ra máu trước kỳ kinh 5 ngày?
Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không?
Cốc nguyệt san là gì?
Cốc nguyệt san là một vật chứa hình chiếc ly bằng silicone dùng
để thu thập máu kinh nguyệt thay vì thấm hút nó.
Tham khảo: Có nên dùng thuốc trị rong
kinh? Bị rong kinh nên ăn gì uống gì?
Ngoài ra, vì cốc nguyệt san sử dụng phương pháp thu thập, nên
sản phẩm silicone này không mùi (lượng kinh nguyệt không tiếp xúc
với không khí) và ít tạo nguy cơ bị hội chứng sốc độc
(TSS)
Tham khảo: Dùng cốc nguyệt san có bị
rộng không? Tác hại của cốc nguyệt san
Cách dùng cốc nguyệt san như thế nào?
Suốt quá trình đưa vào, chiếc ly này được xếp thành hình chữ U
và đặt bên trong âm đạo, ngay phía dưới cổ tử cung. Ly silicone ở
yên tại chỗ nhờ tận dụng các cơ của thành âm đạo. Bạn có thể lấy ra
2 lần/ngày bằng cách kéo phần chân ở cuối chiếc ly cho đến khi chạm
vào các mặt hông của cốc nguyệt san.
Có thể dùng ly nguyệt san trong khi tập thể dục không?
Hẳn nhiên rồi. Dạng ly này thật sự tạo cảm giác thoải mái hơn
trong khi tập luyện và ít để rò rỉ kinh nguyệt. Phiên bản cốc
nguyệt san hiệu Softcup còn cho phép bạn gái "yêu" trong lúc đang
dùng nó (đỡ rắc rối hơn làm "chuyện ấy" theo kiểu thông thường
trong ngày "đèn đỏ").
Tham khảo: Giai đoạn hoàng thể là gì và
những điều cần biết
Cốc nguyệt san dùng được bao lâu?
Loại ly tái sử dụng có thể dùng đi dùng lại trong một năm hoặc
nhiều hơn (miễn là bạn rửa sạch kinh nguyệt và vệ sinh kỹ ly này 12
tiếng một lần). Ngoài ra, các bạn gái có thể sử dụng phiên bản ly
dùng một lần và thay nó sau mỗi 12 tiếng.
Tham khảo: Đau đầu tí sau rụng trứng là
mang thai? Đau lưng đau bụng ngày rụng trứng
Nhưng lượng máu trong cốc nguyệt san thì sao?
Giống như tampon, khuyết điểm với hầu hết cốc nguyệt san chính
là bạn phải lấy cốc ra và đổ chất lỏng đi. Điều đó đồng nghĩa với
phải chạm vào bên trong cơ thể, kéo cốc ra ngoài, rửa sạch và đưa
cốc vào lại. Với những lý do đó, có lẽ cốc nguyệt san không phải là
người bạn ưa thích kiểu nhà vệ sinh công cộng đâu.
Tham khảo: Mooncup hay cốc nguyệt san là
gì? Cách sử dụng cốc nguyệt san
Thực tế phái đẹp có dùng cốc nguyệt san không?
Thử tham khảo ý kiến từ một bạn gái nước ngoài đã dùng sản phẩm
này: "Mình sử dụng trong các ngày vận động nhiều như đi đạp xe
nhưng không hề thấy bất tiện gì, thậm chí còn không để ý nó đang ở
bên trong cơ thể. Mình thường làm sạch ly lúc tắm vòi sen nhưng
cũng từng rửa khi ngồi trong bồn vài lần mà vẫn rất dễ dàng và
không gây ra rắc rối nào hết".
Tham khảo: Bị trễ kinh nhưng thử que
không có thai? Trễ kinh bao lâu thì thử que chính
xác?
Các điểm trừ của cốc nguyệt san là gì?
- Đau rát: Nếu đưa cốc nguyệt san vào không
đúng kỹ thuật thì chắc chắn bạn sẽ bị đau rát âm đạo. Điều này
dường như khó tránh khỏi trong một vài lần đàu sử dụng.
- Khó nhét vào và lấy cốc ra: Bạn gái sẽ tốn
thời gian để làm quen với cách dùng cốc nguyệt san. Lần đâu tiên sử
dụng, bạn có thể không biết cách gấp cốc hoặc ngồi không đúng tư
thế. Cũng như bạn sẽ chưa biết cách thả lỏng cơ để âm đạo mở rộng
hơn. Nếu chọn nhầm cốc quá to so với âm đạo, khá cứng và không đàn
hồi thì việc đưa vào sẽ hết sức khó khăn. Tương tự như khi nhét cốc
vào, nếu không biết cách thả lỏng cơ thể hay cách kéo cốc, bạn gái
cũng khó mà lấy được cốc ra khỏi âm đạo.
- Máu kinh bị tràn khi lấy cốc ra: Những lần
đầu sử dụng bạn sẽ khá luống cuống và làm đổ máu kỉnh ra ngoài.
Điều này sẽ càng thêm bất tiện nếu bạn đang ở nơi vệ sinh công
cộng.
- Rách màng trinh: Đây chắc hẳn là lo lắng lớn
nhất của các bạn gái mới lớn khi sử dụng cốc nguyệt san. Cốc nguyệt
san được đưa vào sâu trong âm đạo 5cm nên sẽ ảnh hưởng đến màng
trinh của bạn. Do đó, hãy cân nhắc vấn đề này thật kỹ trước khi sử
dụng nhé.
- Dị ứng: Một số cốc nguyệt san được làm từ cao
su và nếu sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thì sẽ gây dị ứng
nặng nề cho bạn gái mẫn cảm như nổi mụn nước vùng kín, thậm chí gây
sốc phản vệ như sưng môi, khó thở, tức ngực, tim đập nhanh,...
- Nhiễm khuẩn: Tuy thời hạn sử dụng lâu nhưng
cốc nguyệt san đòi hỏi bạn gái phải thật cẩn thận trong khâu vệ
sinh và bảo quản nếu không sản phẩm sẽ bị nhiễm khuẩn và gây viêm
nhiễm vùng kín.
- Quên lấy cốc ra: Vì quá tiện dụng và thoải
mái mà không ít bạn gái quên thay cốc hoặc lấy cốc ra khỏi âm đạo.
Điều này khiến vi khuẩn sinh sôi và ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản
của bạn gái.
Với những ưu nhược điểm của cốc nguyệt san, nếu có cơ hội liệu
bạn có dám dùng thử nó trong chu kỳ kinh nguyệt của mình? Nhớ chia
sẻ cùng GirlSpace nhé các cô gái.