So với tampon hay băng vệ sinh thì hiện nay đã có nhiều sự lựa
chọn cho bạn gái khi chọn lựa sản phẩm nguyệt san. Tampon, băng vệ
sinh, cốc nguyệt san, đâu mới thực sự là sản phẩm phù hợp với bạn?
Cùng Kotex GirlSpace giải đáp trong bài viết dưới đây bạn
nhé!
Tham khảo:
Cách dùng băng vệ sinh hàng ngày đúng cách
Ưu nhược điểm của tampon, băng vệ sinh, cốc nguyệt san
1. Băng vệ sinh
Là sản phẩm "truyền thống", lâu đời nhất trong số 3 sản phẩm,
băng vệ sinh vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Ưu điểm
- Đa dạng về chất liệu liệu và chủng loại. Bạn gái có thể tìm
thấy sản phẩm phù hợp với mọi nhu cầu của mình như da nhạy cảm thì
có mặt bông mềm mại cùng tinh chất tea tree cooling mát
dịu, kinh nguyệt nhiều thì có mặt lưới
lụa hóa êm mền và thấm hút tốt. Dù là chiều dài hay cấu tạo,
băng vệ sinh đều có sản phẩm tương ứng đáp ứng tốt mong muốn của
bạn.
- Giá thành rẻ
- Dễ dàng mua được dù ở tạp hóa, chợ, cửa hàng tiện lợi hay siêu
thị.
- Có loại băng hàng ngày có thể sử dụng giữa những kỳ kinh
nguyệt, giữ cho vùng kín khô ráo.
Nhược điểm
- Không thuận tiện cho các hoạt động thể chất dưới nước
Tham khảo:
Cách dùng băng vệ sinh đúng cách bạn đã biết?
2. Tampon
Tampon thực chất là một loại băng vệ sinh có hình dạng như một
chiếc que nhỏ, khi dùng sẽ đưa vào trong âm đạo để thấm hút kinh
nguyệt. Tampon có sợi dây nhỏ ở phía cuối để lấy tampon ra sau khi
sử dụng.
Ưu điểm
- Phù hợp với những bạn gái ưa vận động, đặc biệt là các môn thể
thao dưới nước
- Giá thành cao hơn băng vệ sinh nhưng vẫn ở mức chấp nhận
được
Nhược điểm
- Độ thấm hút của tampon cao nên khi ra máu nhiều, bạn gái phải
tampon thường xuyên hơn. Càng để tampon lâu trong âm đạo thì vi
khuẩn càng có cơ hội tích tụ gây bệnh.
- Khả năng dị ứng cao hơn băng vệ sinh vì tampon trực tiếp tiếp
xúc với vùng bên trong âm đạo. Nếu dị ứng xảy ra thì phản ứng sẽ
nặng hơn và việc điều trị cũng khó khăn hơn.
- Có thể gây rách màng trinh nếu thao tác không nhẹ nhàng.
- Có thể bị kẹt bên trong nếu bạn gái không khéo léo làm đứt dây
kéo, khiến tampon tụt sâu vào bên trong. Lúc này, sẽ khó cho bạn
gái tự lấy tampon ra mà phải nhờ đến sự trợ giúp của các y bác
sĩ.
- Khi máu không ra nhiều, tampon có thể hút khô dịch tiết âm đạo
khiến âm đạo bị khô, làm tăng nguy cơ viêm tiết niệu.
Tham khảo:
Tampon là gì? Cách sử dung tampon và 6 điều cần biết
3. Cốc nguyệt san
Tuy xuất hiện cùng thời điểm với tampon nhưng cốc nguyệt san
không được phổ biến cho đến dạo gần đây. Cốc nguyệt san là một cốc
có chất liệu mềm linh hoạt, được thiết kế để đặt gọn trong âm đạo,
dùng để chứa máu kinh nguyệt. Cốc nguyệt san có 2 loại là loại dùng
1 lần và loại tái sử dụng. Loại tái sử dụng được bạn gái quan tâm
có hình dạng giống quả chuông, chất liệu silicone hay latex. Loại
này có thể làm sạch sau mỗi lần dùng để tái sử dụng cho những lần
sau.
Tham khảo:
Mooncup hay cốc nguyệt san là gì? Cách sử dụng cốc nguyệt
san
Ưu điểm
- Tái sử dụng nhiều lần
- Ngăn chặn mùi hôi vùng kín vì máu kinh được giữ bên trong âm
đạo và không tiếp xúc với không khí
- Không làm ảnh hưởng đến độ pH âm đạo và các vi khuẩn có
lợi
- Phù hợp với các hoạt động thể chất
Nhược điểm
- Giá thành cao. Tuy sử dụng được lâu dài nhưng giá mua một lần
của cốc nguyệt san cũng khiến các bạn gái chưa tự chủ tài chính
phải băn khoăn. Chưa kể, bạn sẽ cần phải đầu tư cho dung dịch vệ
sinh cốc nguyệt san để đảm bảo cốc luôn sạch sẽ, an toàn khi sử
dụng cho vùng kín của bạn.
- Dễ mua nhầm loại không phù hợp. Bạn gái phải lựa kích thước
hết sức cẩn thận, nếu không sẽ mất tiền trong khi giá của 1 cốc
nguyệt san khá cao mà sản phẩm lại không phát huy hiệu quả tốt
nhất. Ví dụ, nếu bạn gái mua phải cốc nguyệt san có kích thước nhỏ
hơn thì máu kinh sẽ dễ tràn ra ngoài dù nhét đúng kỹ thuật.
- Vẫn có khả năng viêm nhiễm. Tuy chất liệu được chứng minh là
an toàn với người sử dụng nhưng việc sử dụng tay đặt vào, lấy ra
liên tục có thể đưa vi khuẩn vào sâu trong âm đạo, gây viêm nhiễm.
Chưa kể, việc bảo quản, vệ sinh cốc nguyệt san cũng phải đúng quy
chuẩn để đảm bảo độ an toàn của sản phẩm.
- Vẫn có khả năng gây ngứa ngáy, khó chịu. Càng dùng quen thì
những vấn đề này sẽ giảm bớt.
- Thay và vệ sinh cốc khá rắc rối. Bạn sẽ phải ngồi hoặc ngồi
xổm, dùng cơ sàn chậu để đẩy cốc nguyệt san xuống thấp, dùng tay
tìm và giữ lấy cuống cốc, đáy cốc rồi mới kéo zigzag ra ngoài. Việc
này lúc đầu có thể khá "nhầy nhụa" vì chưa quen. Ngoài ra, việc vệ
sinh cốc nguyệt san khi ở nơi công cộng cũng khá bất tiện.
- Rách màng trinh. Đây là nhược điểm lớn nhất và khiến các bạn
gái đắn đo khi sử dụng sản phẩm này. Ngày nay, vấn đề trinh tiết đã
được nhìn nhận thoáng hơn ở các nước phương Đông nhưng nếu bạn vẫn
còn "lấn cấn" về việc này thì cũng không cần phải vội sử dụng, còn
nhiều sự lựa chọn khác cho bạn mà.
Tham khảo:
Dùng cốc nguyệt san có bị rộng không? Tác hại của cốc nguyệt
san
Những trường hợp không nên dùng cốc nguyệt san
Tuy cốc nguyệt san tiện dụng là thế nhưng không phải ai cũng
dùng được đâu nhé. Nếu bạn thuốc một trong những trường hợp bên
dưới thì có thể cân nhắc dùng băng vệ sinh thay thế cho cốc nguyệt
san.
- Không thoải mái với việc màng trinh bị rách
- Bạn gái đang đặt vòng tránh thai
- Bạn gái vừa sảy thai, sinh con hoặc thực hiện những phẫu thuật
có chỉ định không sử dụng cốc nguyệt san từ bác sĩ
- Không thoải mái khi tiếp xúc với máu dù không nhiều
Bạn gái nên lựa chọn sản phẩm nào?

Dựa trên những ưu nhược điểm nêu trên của từng loại sản phẩm,
chắc hẳn bạn gái đã lựa chọn được sản phẩm ưng ý của riêng mình rồi
đúng không nào? Nhìn chung, băng vệ sinh là sản phẩm phổ thông,
tiện dụng, hợp túi tiền và phù hợp với mọi bạn gái trong đa số
trường hợp. Với những bạn gái yêu thích thể thao, đặc biệt là những
môn dưới nước thì có thể dùng tampon thay băng vệ sinh cho những
lúc này. Hiện nay, Kotex mang lại nhiều loại băng vệ sinh với các
tính năng vượt trội như Kotex Herbal Cool với tinh chất tea tree
mát dịu, Kotex Khô Thoáng với mặt lưới lụa hóa mới, Kotex Minimeo
với bao bì nhỏ gọn, max xì tai, tha hồ cho bạn lựa chọn. Những bạn
cá tính, yêu thích sự mới mẻ có thể trải nghiệm dùng cốc nguyệt san
nhưng cần cân nhắc những trường hợp không nên dùng cốc bên trên
nhé.
Tham khảo:
Băng vệ sinh loại nào tốt?
Cách dùng băng vệ sinh khi đi bơi đúng cách
Dị ứng băng vệ sinh phải làm sao?
Nếu còn thêm câu hỏi nào về
chu kỳ kinh nguyệt, con gái hãy đến với Góc Chuyên Gia của Kotex để tìm được
thông tin hữu ích nhất cho mình và hội chị em nhé.