Kinh nguyệt là một hiện tượng
xuất hiện ở mọi phụ nữ nhưng ở một số người, vì một số lý do nào
đó, hiện tượng kinh nguyệt xảy ra sớm hoặc muộn hơn. Vậy kinh
nguyệt xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi nào là bình
thường? Cùng Kotex GirlSpace điểm qua những điều cần biết về
kinh nguyệt tuổi dậy thì trong bài viết sau bạn nhé!
Nữ giới thường có kinh nguyệt lần đầu khi nào?
Ở những năm 40 của thế kỷ trước,
độ tuổi trung bình cho sự xuất hiện kinh nguyệt lần đầu ở nữ là 18
tuổi. Hiện nay, do điều kiện cuộc sống được nâng cao, độ tuổi nữ
giới xuất hiện kinh nguyệt lần đầu cũng sớm hơn, trung bình khoảng
từ 12 tuổi.
Lượng máu kinh bao nhiêu là bình thường?
Máu kinh từ tử cung chảy ra do
bong lớp nội mạc bên trong. Lượng máu kinh khác nhau tùy cơ địa của
từng người phụ nữ và tùy từng tháng, dao động từ 5-25ml.
Máu kinh ra quá nhiều có thể gây
thiếu máu. Đây cũng là dấu hiệu của sự bất thường trong các cơ quan
sinh sản như: u xơ tử cung, rối loạn hooc-môn sinh sản, rối loạn
nội tiết trong cơ thể…
Tham khảo: Cách chữa không có kinh
nguyệt - Nguyên nhân mất kinh nguyệt
Kể từ khi bắt đầu có kinh nguyệt, mất bao lâu để ổn định?
Trong năm đầu xuất hiện kinh
nguyệt,
chu kỳ kinh nguyệt
không đều là chuyện bình thường. Việc này thậm chí kéo dài 2-3 năm
sau đó. Từ năm thứ 3, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên đều đặn để sẵn
sàng cho giai đoạn sinh nở ở nữ giới.
Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài bao lâu?
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 25
đến 35 ngày được coi là bình thường. Nếu sớm hoặc muộn quá thời
gian trên được xem là rối loạn kinh nguyệt và nguyên nhân của hiện
tượng rối loạn này không loại trừ các yếu cố bệnh lý của cơ
thể.
Kỳ kinh kéo dài và không đều có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
không?
Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng
rất lớn đến khả năng sinh sản của người nữ.. Sẽ có 1 trứng rụng
trong 1 chu kỳ kinh nguyệt thông thường. Nếu kỳ kinh của bạn kéo
dài từ 2-3 tháng thì chu kỳ
rụng
trứng cũng kéo dài hơn, thậm chí là không có trứng
rụng, từ đó gây khó khăn cho việc thụ thai.
Cân nặng có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt không?
Bạn nữ quá béo hoặc quá gầy cũng
có thể dẫn tới hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Ở những phụ nữ mắc
bệnh béo phì còn thường xuất hiện chứng buồng trứng đa nang, dẫn
đến rối loạn nội tiết, kinh nguyệt không đều, từ đó làm giảm khả
năng sinh sản.
Những bất thường kinh nguyệt tuổi dậy thì thường gặp
- Kinh sớm: nữ giới dưới 10 tuổi
đã có kinh
- Kinh ít: kinh nguyệt ra
ít
- Kinh nhiều: lượng kinh nhiều hơn
60ml trong 1 chu kỳ
- Kinh thưa: chu kỳ dài hơn 5
tuần
- Kinh mau: chu kỳ ít hơn 3
tuần
- Băng kinh: kinh nguyệt ra nhiều,
trong vài ngày lượng máu mất đi nhiều hơn 150ml
- Rong kinh: kỳ kinh kéo dài hơn 1
tuần
- Rong huyết: xuất hiện máu nhưng
không phải kỳ kinh
- Thống kinh: trong kỳ kinh bị đau
bụng nhiều, gây mệt mỏi, sinh hoạt bất tiện
- Vô kinh nguyên phát: bạn gái đã
qua 18 tuổi nhưng vẫn chưa có kinh
- Vô kinh thứ phát:
- Trường hợp 1: trước đây chu kỳ vẫn diễn ra bình thường nhưng
hơn 3 tháng gần đây không có kinh
- Trường hợp 2: trước đây chu kỳ không đều và hơn 6 tháng không
có kinh
- Vô kinh giả: là hiện tượng máu kinh không chảy ra ngoài do màng
trinh kín hoặc cổ tử cung bị dính. Tình trạng này còn được gọi là
bế kinh
Bạn gái nên làm gì khi kinh nguyệt tuổi dậy thì bất
thường?

Rong huyết hoặc ra máu bất thường
Nhiễm khuẩn hoặc cổ tử cung có vấn đề là những nguyên nhân gây
ra tình trạng này. Bạn nên đi khám để biết cụ thể mình có nhiễm
khuẩn đường sinh sản hay không. Ngoài ra, các xét nghiệm tế bào học
cổ tử cung tầm soát ung thư cũng khá cần thiết.
Đau bụng trong kỳ kinh
Bạn gái nên đến những trung tâm y tế hoặc phòng khám phụ khoa.
Sau khi kiểm tra, tùy theo mỗi người, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc
giảm đau loại kháng viêm không chứa corticoid (paracetamol,
ibuprofen, diclofenac,...). Khi bị đau bụng kinh, bạn không được tự
ý uống thuốc mà không thông qua tư vấn của bác sĩ.
Vô kinh
Tình trạng này có thể đến từ nguyên nhân như rối loạn dinh dưỡng
hoặc tâm lý không ổn định. Rối loạn dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn
đến toàn bộ cơ thể. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tham khảo
lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa trong việc cân bằng dinh
dưỡng và "gỡ rối" các vấn đề tâm lý hiện đang mắc phải.
Các trường hợp khác
Nếu gặp phải tình trạng kinh ít, kinh thưa,... bạn nữ cần theo
dõi sát sao. Nếu thấy sức khỏe có vấn đề bạn nên đến bác sĩ càng
sớm càng tốt.
Hiện tượng kinh
nguyệt cùng các dấu hiệu đi kèm có thể không giống nhau ở mọi người
phụ nữ. Việc theo dõi sát sao chu kỳ hàng tháng của cơ thể cùng
việc quan sát những biến đổi dù nhỏ nhất cũng có thể giúp bạn phát
hiện kịp thời các bệnh nguy hiểm và kịp thời có biện pháp điều
trị.
Bất kì bạn nữ nào
khi sắp đến tuổi dậy thì đều có những tò mò về chu kì kinh nguyệt.
Hãy truy cập
Góc chuyên
gia
để bày tỏ những
thắc mắc về sức khoẻ sinh lí ở tuổi dậy thì, đội ngũ bác sĩ và
chuyên gia của Kotex rất sẵn lòng giải đáp cho các bạn.