Do chế độ dinh dưỡng và vận động, bạn gái ngày càng dậy thì sớm
hơn so với thế hệ trước. Vậy bạn gái cần biết gì về dậy thì sớm và
cách chăm sóc cơ thể trong những ngày đèn đỏ? Cùng Kotex GirlSpace
tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Dậy thì sớm là gì?
Dậy thì sớm là tình trạng các đặc
tính sinh dục phát triển sớm hơn bình thường. Với nữ, dậy thì trước
8 tuổi được coi là sớm). Do chế độ dinh dưỡng và điều kiện thể
chất, tuổi dậy thì của các nữ giơi nước ta hiện nay thường là 11-12
tuổi, sớm hơn 1-2 năm so với cách đây vài chục năm về trước (trường
hợp 17-18 tuổi mới có kinh lần đầu vẫn được coi là bình
thường).
Trước đây, nhiều bạn gái đã rất sợ hãi trong kỳ kinh đầu tiên khi
thấy máu chảy qua đường sinh dục, nhưng hiện nay nhờ thông tin khoa
học về sự biến đổi sinh lý của lứa tuổi dậy thì được phổ biến rộng
rãi trong trường học và cộng đồng nên tình trạng sợ hãi hầu như
không còn nữa.
Tuy vậy vẫn còn không ít bạn gái chưa hiểu gì nhiều về đặc điểm
kinh nguyệt của tuổi vị thành niên và do không có kinh nghiệm,
nhiều bạn còn rất lúng túng không biết cần phải làm gì khi trong
lần có kinh đầu.
Tham khảo:
Vô kinh là gì? Vô kinh nguyên
phát và vô kinh thứ phát
Nguyên nhân dậy thì sớm ở nữ giới
Hầu hết tình trạng dậy thì sớm ở nữ giới hiện nay đều do sự
trưởng thành trước thời hạn chứ không bắt nguồn từ một nguyên nhân
cụ thể nào. Một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ biến đổi,
kích thích sự phát triển sớm này, bao gồm:
- Di truyền: nếu mẹ hoặc người thân trong gia đình từng dậy thì
sớm thì bạn gái cũng có thể dậy thì sớm hơn các bạn đồng trang
lứa.
- Do dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến các hormone sinh dục,
kích thích phát triển sớm.
- Lượng estrogen đưa vào cơ thể thông qua đồ nhựa, thực
phẩm.
- Bệnh u não, u nang buồng trứng hay bệnh tuyến giáp cũng có thể
kích thích dậy thì sớm.
Vệ sinh vùng kín vào ngày đèn đỏ
Dậy thì sớm buộc bạn gái phải làm quen sớm hơn với "cô nàng đèn
đỏ" đỏng đảnh, khó chiều. Chỉ cần bạn gái lưu ý một vài điều sau là
có thể tự tin vượt qua những ngày này toàn, sạch sẽ, không lo viêm
nhiễm gây hại cho sức khoẻ bạn nhé.
- Trong những ngày có kinh, bạn gái cần giữ vệ sinh cơ thể,
đặc biệt vệ sinh bộ phận sinh dục bằng cách đóng băng vệ sinh đúng
cách và thường xuyên thay băng khi máu thấm nhiều. Mỗi lần thay
băng vệ sinh cần phải rửa sạch bộ phận sinh dục bên ngoài bằng nước
sạch và xà phòng; không được xịt nước vào bên trong cửa mình hoặc
cho ngón tay vào rửa trong đó.
- Cần chú ý rửa bộ phận sinh dục trước rồi mới chuyển sang rửa
vùng hậu môn và không bao giờ dùng tay đã rửa ở phía sau (phía hậu
môn) để rửa vùng sinh dục phía trước nhằm tránh đưa vi khuẩn vào
vùng sinh dục. Nên dùng vòi tia nước hay gáo dội, không nên rửa
bằng cách ngâm trong chậu.
- Sau khi rửa dùng khăn sạch thấm khô rồi mới đóng băng vệ sinh
mới. Hiện nay một số bạn gái dùng loại băng vệ sinh đặt sâu
trong âm đạo để cuộn băng hút máu và dịch, sẽ thuận tiện hơn vì máu
không chảy ra ngoài và ít bị vướng nhưng cần hết sức cẩn thận nếu
không rút ra thay kịp thời hoặc bỏ quên trong đó.
Tham khảo:
Cách chữa không có kinh nguyệt - Nguyên nhân mất kinh
nguyệt
Lưu ý chăm sóc nguyệt san
Ngoài việc gìn giữ vệ sinh khi có
kinh, trong những ngày này bạn gái nên làm việc nhẹ, không tập các
môn thể thao nặng nề, không bơi lội, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và
giữ cho tinh thần thanh thản, không lo nghĩ, không để những điều
không hay tác động gây khó chịu, giận dữ.
Nếu đau bụng dưới nhẹ thì chỉ cần
nằm nghỉ khi đau, có thể chườm ấm vùng bụng dưới. Nếu đau nhiều,
thực sự khó chịu thì có thể uống 1-2 viên thuốc giảm đau loại
paracetamol (mỗi viên 500 mg) nhưng tốt nhất là nên đi khám để thầy
thuốc chọn loại thuốc phù hợp nhất.
Tham khảo:
Kinh nguyệt lần đầu có màu
gì? Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu

Được hướng dẫn tận tình, các bạn
ấy sẽ vui tươi và tự tin hơn thôi

Trường hợp bạn gái bị rong kinh, máu ra ít một nhưng kéo dài nhiều
ngày rất khó chịu và gây mệt mỏi, có khi thiếu máu cũng nên đi khám
để thầy thuốc cấp đơn điều trị.

Nếu không may có bạn gái nào bị
băng kinh thì nên được đưa đến bệnh viện sớm để điều trị. Nhiều
trường hợp dậy thì sớm bị băng kinh khi vào viện đã được dùng thuốc
chứa hormon tiêm, mang đến kết quả rất ngoạn mục nhưng trên thực
tế, không ít trường hợp các bạn gái vào viện lại quá muộn, cơ thể
gầy sút, xanh xao vì thiếu máu nặng đã phải truyền máu gây tốn kém
và việc chăm sóc, điều trị còn phức tạp hơn nhiều.
Tham khảo: 10 tuổi có kinh nguyệt - 11
tuổi có kinh nguyệt có đáng lo không?
Những giải đáp xoay quanh hiện tượng dậy thì sớm trên đây hẳn phần
nào giúp teen girl thấy yên tâm và thoải mái hơn ngay cả khi
chu kỳ kinh
nguyệtcó đến sớm hơn các bạn gái khác cùng trang lứa.
Hãy thực hiện vệ sinh đúng cách và đến khám bác sĩ ngay khi có dấu
hiệu bất thường để bảo vệ tốt nhất cho bản thân mình, bạn
nhé!
Tham khảo: Kinh nguyệt không đều ở tuổi
dậy thì - Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì phải làm
sao?